Cuộc điện thoại thay đổi đời tôi

Bảo Chân |

Còn nhớ, hôm ấy là một buổi sáng đầu tháng Mười, cách nay 30 năm, một cuộc điện thoại từ Báo Lao Động đã làm thay đổi cuộc đời tôi.

Từ cuộc điện thoại lạ...

Vâng, sau đợt lũ lịch sử kéo dài suốt 10 ngày, toàn tỉnh Phú Yên bị nhấn chìm trong nước, nhờ sự giúp đỡ của những người chèo thuyền trên đường phố Tuy Hoà, tôi đã đến được Toà soạn Báo Phú Yên (nơi tôi làm việc lúc bấy giờ). Trong lúc đang dọn dẹp đống tài liệu ướt nhẹp quanh cầu thang, bỗng nghe chuông điện thoại, mừng vì liên lạc đã được nối lại sau cả tuần bị cúp điện, tôi vội chạy lên lầu... cầm máy (lúc ấy chỉ có điện thoại bàn, cả phòng thư ký toà soạn dùng chung 1 cái).

Tác giả Bảo Chân những ngày đầu làm phóng viên Lao Động.
Tác giả Bảo Chân những ngày đầu làm phóng viên Lao Động.

Thật bất ngờ, “đầu dây phía bên kia” là một người đàn ông nói tiếng nước... Huế. Anh ấy tự giới thiệu là nhà văn Vĩnh Quyền - Phó Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại miền Trung - Tây Nguyên, cần gặp gấp Thư ký tòa soạn Báo Phú Yên để đặt bài viết về những gì đã và đang diễn ra nơi “rốn lũ”, vấn đề quan trọng hơn là phải gửi bài ra Đà Nẵng ngay trong ngày.

Thú thật, từng gắn bó với Huế suốt thời sinh viên đại học, tôi rất thích nghe giọng Huế lúc... nài nỉ, phần vì khá ấn tượng với phóng sự “Phố nhớ hoa hồng” của Vĩnh Quyền đăng trên Báo Lao Động và trên tất cả là với tư cách “người trong cuộc” tôi muốn cả nước biết Phú Yên đang vô cùng khốn khó. Tuy không xác nhận mình là Thư ký tòa soạn Báo Phú Yên, nhưng tôi đã nhận lời viết bài trong mưa lũ.

Chiều hôm đó, khi tôi vừa đi thực tế trở về thì chuông điện thoại lại reo, nghe tiếng Huế (lại nài nỉ) rằng, cả toà soạn đang chờ bài từ Phú Yên để xếp chữ, cho kịp in số báo ngày mai; tôi ko còn cách nào khác là nhớ, nghĩ đến đâu, đọc cho nhà văn Vĩnh Quyền ghi tới đó.

Hình như thỉnh thoảng, tôi có nghe tiếng nước... Huế khen: Hay quá! Rất vui và xúc động vì sáng hôm sau, qua điện thoại, tôi đã được nhà văn Vĩnh Quyền đọc cho nghe lại bài báo của mình khi “còn thơm mùi mực in”.

Không hẹn mà gặp và gắn bó 

Rồi sẽ không còn gì để nói, nếu như những ngày sau đó nhà văn, nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân không gọi điện thoại mời tôi làm cộng tác viên (có phụ cấp) của Báo Lao Động tại Phú Yên.

Tôi nhớ ko nhầm thì chiều hôm trước tôi còn chưa biết xưng hô với Trưởng Văn phòng miền Trung - Tây Nguyên như thế nào, trưa hôm sau đã nghe bạn trực ban của Báo Phú Yên (gọi với từ tầng trệt) rằng, có nhà văn Nguyễn Đắc Xuân cần gặp Thư ý tòa soạn gấp.

Thời điểm ấy, 3 anh em tôi mừng mà lo, bởi vì tại Báo Phú Yên, tôi thuộc diện “đối tượng được theo dõi để bồi dưỡng phát triển”, nên ko thể ký hợp đồng với Báo Lao Động.

“Câu chuyện” ấy ngay lập tức đã được hai lãnh đạo Văn phòng miền Trung chuyển (tất nhiên là bằng điện thoại) vô Sài Gòn cho nhà báo Trần Trọng Thức cùng lãnh đạo tòa soạn nghiên cứu.

Và, Văn phòng miền Trung đã “mời bằng được” vợ chồng Hồng Minh - Minh Hồng (bút danh của 2 chúng tôi) làm cộng tác viên Báo Lao Động tại Phú Yên.

Để thuận tiện hơn, lãnh đạo Báo Lao Động chính thức ký hợp đồng với anh Bùi Minh Hưng (bút danh Minh Hồng).

Trong suốt hơn 20 năm gắn bó với Văn phòng miền Trung - Tây Nguyên đối với tôi, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân và nhà văn Vĩnh Quyền không chỉ là lãnh đạo mà còn là người thầy, người anh đáng kính.

Duy có điều, cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao, có những con người chưa bao giờ gặp nhau lại yêu quý nhau và sống chân thành, tha thiết với nhau đến vậy...

Bảo Chân
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động, tiếng nói trí tuệ, bản lĩnh và yêu thương

Xuân Hùng |

Làm nên thương hiệu báo Lao Động trong hành trình 93 năm qua có nhiều yếu tố, trong đó là bản lĩnh, trí tuệ, sự đồng cảm, yêu thương được trao truyền từ nhiều thế hệ.

Gia đình công nhân bớt khó sau bài viết của Báo Lao Động

Hà Anh |

Trong năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực với đời sống, việc làm của nhiều người lao động cũng như gia đình họ. Thời điểm này, phóng viên Báo Lao Động đã có những loạt bài phản ánh chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả về hoàn cảnh của người lao động trong giai đoạn khó khăn… qua đó, gia đình người lao động đã nhận được sự hỗ trợ của xã hội.

Báo Lao Động và tổ chức công đoàn “tháo ngòi nổ” ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Trước làn sóng ngừng việc tập thể có xu hướng lan rộng, báo Lao Động đã kịp thời, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng tổ chức công đoàn tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, giải quyết tốt đẹp các vụ việc phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững.

93 năm về trước, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh làm Báo Lao Động

LAO ĐỘNG |

Lao Động có được như ngày hôm nay phải kể đến những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Tuổi trẻ ở Báo Lao Động là trải nghiệm những con sóng Trường Sa

Đăng Huỳnh |

Tôi gặp lại phóng viên Vi Tô Thế sau chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa vào tháng 5.2022, vẫn là nụ cười tíu tít nhưng lần này có thêm một cái gật đầu thừa nhận: “Đúng là thiêng liêng và đáng nhớ thật anh ạ”. Trước đó, tôi từng tâm sự với Thế về chuyến đi của mình năm 2019 - cũng những câu chuyện mà phải dấn thân mới thấy hết được ý nghĩa của tuổi trẻ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Báo Lao Động, tiếng nói trí tuệ, bản lĩnh và yêu thương

Xuân Hùng |

Làm nên thương hiệu báo Lao Động trong hành trình 93 năm qua có nhiều yếu tố, trong đó là bản lĩnh, trí tuệ, sự đồng cảm, yêu thương được trao truyền từ nhiều thế hệ.

Gia đình công nhân bớt khó sau bài viết của Báo Lao Động

Hà Anh |

Trong năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực với đời sống, việc làm của nhiều người lao động cũng như gia đình họ. Thời điểm này, phóng viên Báo Lao Động đã có những loạt bài phản ánh chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả về hoàn cảnh của người lao động trong giai đoạn khó khăn… qua đó, gia đình người lao động đã nhận được sự hỗ trợ của xã hội.

Báo Lao Động và tổ chức công đoàn “tháo ngòi nổ” ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Trước làn sóng ngừng việc tập thể có xu hướng lan rộng, báo Lao Động đã kịp thời, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng tổ chức công đoàn tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, giải quyết tốt đẹp các vụ việc phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững.

93 năm về trước, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh làm Báo Lao Động

LAO ĐỘNG |

Lao Động có được như ngày hôm nay phải kể đến những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Tuổi trẻ ở Báo Lao Động là trải nghiệm những con sóng Trường Sa

Đăng Huỳnh |

Tôi gặp lại phóng viên Vi Tô Thế sau chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa vào tháng 5.2022, vẫn là nụ cười tíu tít nhưng lần này có thêm một cái gật đầu thừa nhận: “Đúng là thiêng liêng và đáng nhớ thật anh ạ”. Trước đó, tôi từng tâm sự với Thế về chuyến đi của mình năm 2019 - cũng những câu chuyện mà phải dấn thân mới thấy hết được ý nghĩa của tuổi trẻ.