Báo Lao Động, tiếng nói trí tuệ, bản lĩnh và yêu thương

Xuân Hùng |

Làm nên thương hiệu báo Lao Động trong hành trình 93 năm qua có nhiều yếu tố, trong đó là bản lĩnh, trí tuệ, sự đồng cảm, yêu thương được trao truyền từ nhiều thế hệ.

Năm 2013, sau gần 10 năm ở Ban TKTS, tôi được nhà báo Lâm Chí Công – Trưởng Văn phòng Đại diện Bắc Trung Bộ lôi ra quán nước, gọi cho cốc nước cam rồi hỏi cụt lủn: “Mày về Bắc Trung Bộ với anh”. Thế là để lại vợ con ở Hà Nội, tôi khoác ba lô vô Bắc Trung Bộ. Đến nay cũng đã gần 10 năm.

 
Nhà báo Lâm Chí Công (phải) trao đổi với người dân sát Cty Nicotex Thanh Thái. Ảnh: PV

Vừa chân ướt chân ráo về Thanh Hóa, vụ việc đầu tiên tôi tiếp cận là vụ Cty CP Nicotex Thanh Thái (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) chôn thuốc trừ sâu dưới lòng đất. Bắt đầu từ thông tin người dân xã Yên Lâm (huyện Yên Định) ngăn xe tải chở thuốc sâu ra khỏi nhà máy, anh em phóng viên nhiều báo phản ánh. Trưa, khi mặt trời đứng bóng, cuộc họp giữa lãnh đạo nhà máy với đại diện nhân dân kết thúc. Anh em dần ra về. Tin bài viết xong, tôi lén bảo vệ chui qua hàng rào tre vào sâu trong vườn. Tôi đứng như chết lặng. Trước mắt tôi là hàng dài thùng phuy đựng thuốc trừ sâu được chôn xuống lòng đất. Một vài điểm người dân khui ra, thứ thuốc độc màu trắng đục đang nhỏ giọt, thấm vào đất… Tôi xót xa tự nghĩ, nếu đây là làng mình, là nơi gia đình mình ở, là nơi bố mẹ mình hàng ngày lấy nước nấu cơm, tắm giặt thì sẽ ra sao. Vừa nghĩ, nước mắt vừa trào ra đau đớn.

Bài đầu tiên: “Đang tâm đầu độc đồng bào”. Tiếp theo, ngày nào báo Lao Động cũng có bài viết, phản ánh. Có khoảng gần 200 bài viết của Báo Lao Động và hàng trăm bài của anh em các báo. Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, đóng cửa nhà máy, yêu cầu khai quật, xúc đi hàng chục tấn đất nhiễm thuốc trừ sâu.

Người dân “cùng đất thuốc sâu” đến nay vẫn kể cho nhau nghe “cuộc chiến” của báo chí với cái xấu, cái ác, đặc biệt, bao giờ cũng dành sự trân trọng, biết ơn và yêu mến đối với báo Lao Động.

 
Giám đốc Cty CP Nicotex Thanh Thái đã cúi đầu nhận lỗi. Ảnh: X.H

Năm 2014, gần 4.000 giáo viên mầm non ở tỉnh Ninh Bình bức xúc về việc dù được vào biên chế nhưng chỉ được tính lương bậc 1 dù đã nhiều năm công tác. Mất rất nhiều thời gian tìm hiểu, xác minh thông tin, đấu tranh khai thác thông tin, Lao Động đã đăng loạt bài nêu rõ bất cập, sai lệch trong việc thực hiện chế độ với giáo viên mầm non ở tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình ngay sau đó rất cầu thị, cho rà soát và bổ sung lại, tính đúng theo hướng dẫn của Chính phủ. Gần 4.000 giáo viên được tính lại bậc lương, có nhiều người đang bậc 1 được lên bậc 5. Đến giờ, mỗi lần gặp lại những giáo viên mầm non, các cô vẫn nghẹn ngào cảm ơn Báo Lao Động.

Tác giả (phải) trong một lần tác nghiệp.
Tác giả (phải) trong một lần tác nghiệp.

Tiếp theo là vụ “dê đi lạc nhà quan”. Tiếp cận thông tin, tôi thực sự ngỡ ngàng và khó tin chuyện một vị bí thư huyện ủy nổi tiếng giỏi giang, giàu có lại tham mấy con dê dự án. Lần theo vấn đề một cách thận trọng, báo Lao Động dần phơi bày sự thật. Theo đó, thị xã Bỉm Sơn đã hỗ trợ một số bà con thuộc hộ nghèo của huyện Thạch Thành một số dê làm giống với mong muốn bà con miền núi sẽ có thêm một sinh kế thoát nghèo. Vậy nhưng dê giống sau khi được cấp đã… đi thẳng vào trang trại vị bí thư huyện ủy.

Khi thông tin điều tra cơ bản đã gần rõ sự việc, chúng tôi làm việc với chủ tịch xã. Vị này nói dối loanh quanh và dứt khoát không chỉ rõ những thông tin cần thiết khác. Khi ra về, chúng tôi còn được chủ tịch ưu ái chạy theo đưa tiễn cho đến hết địa bàn. Đi được khoảng 5km, tôi dừng lại, gửi xe ven đường, bắt xe ôm quay lại bản. Trời đã nhá nhem tối, vào một nhà ven đường, nói rõ sự tình, vợ chồng nông dân nghèo miền sơn cước hâm lại nồi canh, cho biết rõ tất cả thông tin từ việc dê được vận chuyển ra sao, mấy con, ngày nào; được đưa vào trang trại vị bí thư huyện ủy ra sao; khi nguy cơ bị lộ, các vị lãnh đạo xã, huyện đã tìm mọi cách lấp liếm như thế nào… Tất cả được người dân thông tin cụ thể, rõ ràng.

Từ những thông tin đó, ngay sáng hôm sau, tôi đến từng hộ nghèo thuộc danh sách nhận dê giống nhưng chỉ được nhận… trên giấy còn dê thật thì đã bị bế vào trang trại bí thư huyện ủy. Quay lại làm việc với chủ tịch xã, vị này hết đường quanh co, phải chấp nhận sự thật. Những bài điều tra đầu tiên của Lao Động rúng động dư luận. Sau đó là hàng loạt bài báo của Lao Động, của nhiều báo khác. Tỉnh ủy Thanh Hóa vào cuộc xác minh, ra văn bản kỷ luật nghiêm minh.

Năm 2015, một hôm vừa đến văn phòng, tôi nhận được một bọc tài liệu dày cộm. Trong bọc, đầu tiên là mấy chữ đánh máy mong báo Lao Động làm rõ sự việc bà Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh nhiều năm qua ăn chặn mọi thứ của học sinh. Đi kèm là rất nhiều tài liệu, hồ sơ được sắp xếp rõ ràng. Để xác tín thông tin, chúng tôi đã bằng nhiều cách khác nhau, kể cả xin đi đưa cơm để vào chứng kiến bữa ăn của học sinh.

Những bài báo chỉ thẳng sai phạm của vị hiệu trưởng được phát hành. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo xử lý nghiêm minh, vị hiệu trưởng cố cùng xin ở lại làm hiệu phó cũng không được, phải đi khỏi trường, trả lại sự tử tế, công bằng cho giáo viên và học sinh nơi đây. Đến nay, mỗi khi đến ngày thành lập báo, văn phòng báo Lao Động vẫn nhận được lá thư nặc danh của ái đó ở trường cảm ơn Báo Lao Động.

 
Tác giả nhận Giải B Giải Báo chí quốc gia thể loại điều tra.

Vài câu chuyện kỷ niệm tác nghiệp kể ra không phải để khoe vì đó là công việc hàng ngày và ở báo Lao Động, những câu chuyện như thế khó kể hết. Mỗi người làm ở báo Lao Động đều có vô số sự việc để kể, còn nóng bỏng, còn gay cấn và ý nghĩa hơn nhiều. So với các bậc cha chú ở Lao Động cũng là những cây đại thụ trong làng báo, tôi chỉ là hạt cát. Cùng trang lứa, tôi chỉ là phóng viên bình thường. So các thế hệ trẻ hiện nay thấy mình còn thua kém rất xa.

Vậy nhưng, kể ra để thấy rõ, trong nhiều yếu tố làm nên thương hiệu Lao Động 93 năm qua thì bản lĩnh, trí tuệ của tờ báo cách mạng hàng đầu là yếu tố quan trọng. Mỗi một chữ, một bài báo là mồ hôi, nước mắt, là bản lĩnh dám nói ra sự thật, là sản phẩm của trái tim nóng và cái đầu lạnh, là sự đồng cảm, rung động, yêu thương với những số phận con người. 

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Sau phản ánh của Lao Động, người dân sẽ được sử dụng nguồn nước mới

Nhóm PV |

Yên Bái - Hộ dân sống bên mỏ đá và khu chế tác của Công ty CP khai khoáng Thanh Sơn sẽ được sử dụng nguồn nước sạch mới sau phản ánh của Lao Động.

Lao Động ngày càng chuyển biến mạnh mẽ về nội dung

Nam Dương (thực hiện) |

Khi trò chuyện với phóng viên nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2022), ông Hồ Xuân Lâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - đã khẳng định: Những năm gần đây, Báo Lao Động có sự chuyển biến mạnh mẽ về nội dung với nhiều tuyến bài điều tra chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền lợi của người lao động liên tục nhiều năm liền đoạt giải cao trong giải báo chí quốc gia, giải báo chí của các bộ, ngành...

Viết vì sự tiến bộ của đất nước, vì quyền lợi của người lao động

Lê Thanh Phong |

Đặt quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động lên trước, đặt sự phát triển xã hội lên trên, đó là trách nhiệm của người làm báo ở Báo Lao Động qua nhiều thế hệ và người cầm bút hôm nay chưa dám xao lãng.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Sau phản ánh của Lao Động, người dân sẽ được sử dụng nguồn nước mới

Nhóm PV |

Yên Bái - Hộ dân sống bên mỏ đá và khu chế tác của Công ty CP khai khoáng Thanh Sơn sẽ được sử dụng nguồn nước sạch mới sau phản ánh của Lao Động.

Lao Động ngày càng chuyển biến mạnh mẽ về nội dung

Nam Dương (thực hiện) |

Khi trò chuyện với phóng viên nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số đầu tiên (14.8.1929 - 14.8.2022), ông Hồ Xuân Lâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - đã khẳng định: Những năm gần đây, Báo Lao Động có sự chuyển biến mạnh mẽ về nội dung với nhiều tuyến bài điều tra chống tham nhũng, lãng phí, bảo vệ quyền lợi của người lao động liên tục nhiều năm liền đoạt giải cao trong giải báo chí quốc gia, giải báo chí của các bộ, ngành...

Viết vì sự tiến bộ của đất nước, vì quyền lợi của người lao động

Lê Thanh Phong |

Đặt quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động lên trước, đặt sự phát triển xã hội lên trên, đó là trách nhiệm của người làm báo ở Báo Lao Động qua nhiều thế hệ và người cầm bút hôm nay chưa dám xao lãng.