Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về "diễn giải di sản", sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng, các nhà quản lý văn hóa cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa di sản.

Cục Di sản văn hóa đang thả nổi các thực trạng di sản?

Sau loạt bài phỏng vấn, lấy ý kiến các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lâu năm về di sản của báo Lao Động xung quanh những tranh cãi về quản lý di sản, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) - nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng bày tỏ quan điểm của ông về việc này.

TS Trần Đức Anh Sơn tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam lần thứ 14. Ảnh nhân vật cung cấp
TS Trần Đức Anh Sơn tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam lần thứ 14. Ảnh nhân vật cung cấp

Nhắc lại vụ việc ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn cho rằng, việc giới thiệu và thực hành này diễn ra trong khuôn khổ hội thảo quốc tế, ở đó người xem là các học giả, nhà nghiên cứu về di sản văn hóa của Việt Nam và quốc tế với mục đích “xem để hiểu biết, để phục vụ việc nghiên cứu loại hình di sản này”, đây không phải là một buổi quảng diễn ở sân khấu chuyên nghiệp vì mục đích giải trí, kinh doanh, hay trục lợi.

TS Trần Đức Anh Sơn nói: "Không phải ai trong chúng ta, kể các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể, có thể hiểu đầy đủ về di sản Thực hành tín ngưỡng Mẫu Tam Phủ của người Việt, mà hầu đồng là một nghi lễ của di sản văn hóa này.

Việc diễn giải di sản về Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt với mục đích là làm rõ hơn các “hợp phần” của di sản này như: lễ nghi, nghệ thuật diễn xướng, vũ điệu, lời ca, trang phục, trình tự thực hành nghi lễ… ".

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, cho đến thời điểm này, Cục Di sản văn hóa, hay cao hơn là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chưa ban hành một văn bản quy phạm pháp luật nào có quy định/diễn giải cụ thể: thế nào là “thực hành tín ngưỡng” hay thế nào là “diễn giải di sản”? "Diễn giải di sản" ở mức nào thì được, ở mức nào là sai?

Khi chưa có văn bản quy định, sao có thể kết luận đúng - sai?

Nghệ nhân, thanh đồng tham gia trình diễn di sản trên sân khấu lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Ảnh: Tư liệu
Nghệ nhân, thanh đồng tham gia trình diễn di sản trên sân khấu lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Ảnh: Tư liệu

Trường hợp nào thì được dùng nghệ nhân, những người đang trực tiếp bảo tồn, thực hành, trao truyền di sản (như các thanh đồng trong vụ việc vừa qua ở Huế)?

Trường hợp nào thì phải sử dụng diễn viên chuyên nghiệp để sân khấu hóa việc thực hành di sản nhằm mục đích quảng bá, phát huy giá trị di sản, và phục vụ phát triển du lịch?

Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa nói không cổ vũ "trình diễn di sản" nhưng chính Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng "trình diễn di sản" ở Lễ hội Đền Hùng 2023.

Trước vụ việc ở Huế, cũng có rất nhiều diễn đàn, hội nghị về di sản có sự tham gia "diễn giải di sản" của các thanh đồng, nghệ nhân.

Hiện trạng xảy ra như thế, nếu Cục Di sản văn hóa không có văn bản quy định cụ thể, chẳng phải Cục Di sản văn hóa đang thả nổi cho các hoạt động này sao?

“Điều này cho thấy Cục Di sản văn hoá đang lúng túng, còn nhiều bất cập trong quản lý di sản, nhất là đối với các di sản phi vật thể mà UNESCO đã công nhận ở Việt Nam, nơi thì “cấm”, nơi thì “mở” một cách tùy tiện, chỉ “đối phó” với từng vụ việc, mà không dựa nguyên tắc khoa học nào, cũng như sự vận động của thực tiễn trong việc giáo dục di sản, đưa nó đến gần với cộng đồng" - nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi nói.

Cùng ý kiến với nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi, TS Trần Đức Anh Sơn bày tỏ quan điểm: "Tôi cho rằng đây là một cơ hội để Cục Di sản văn hóa và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình tâm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, cũng như dư luận xã hội về vấn đề này. Từ đó có những bước đi, giải pháp phù hợp hơn trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Theo tôi, các di sản văn hóa phi vật thể, luôn gắn với yếu tố con người trong thực hành và truyền dạy; luôn vận động, biến đổi… theo sự vận động, biến đổi của đời sống xã hội.

Cho nên, các nhà quản lý văn hóa - ngoài việc có đủ tri thức pháp luật - thì cũng cần theo sát thực tiễn để có những đối sách phù hợp trong việc ban hành văn bản quy định trong quản lý nhà nước về văn hóa; không nên cứng nhắc trong điều hành, không để độ chênh giữa quản lý và thực tiễn xã hội ngày càng xa hơn.

Quản lý di sản cần có tầm nhìn rộng hơn

Trao đổi với phóng viên Lao Động, nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành nghiên cứu lâu năm về di sản cho rằng, Cục Di sản văn hóa đang "đóng khung di sản" để quản lý.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa văn hóa, thế giới đang bước vào thời đại công nghệ, mọi biến đổi diễn ra nhanh chóng, không thể quản lý trên những bộ luật đứng im.

"Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt có những tranh cãi trái chiều ngay trong giới nghiên cứu. Cộng đồng chủ thể thực hành di sản cũng gồm nhiều cộng đồng khác nhau với quan điểm và góc nhìn khác nhau. Bản thân di sản cũng có những biến đổi theo thời gian. Tại sao Cục Di sản văn hóa vẫn cứng nhắc? Tôi cho rằng, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa phải có cái nhìn có tầm hơn" - một giáo sư nói.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Vì sao Cục Di sản văn hóa phản ứng tiêu cực với ý kiến trái chiều của các nhà khoa học?

Nhóm PV (thực hiện) |

Những ngày qua, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành có thời gian dài nghiên cứu về di sản đã đưa ra ý kiến tranh luận về việc quản lý di sản trong bối cảnh đời sống nhiều biến động.

Nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng về quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi trong quản lý di sản nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở hội thảo khoa học Huế mà Lao Động đang phản ánh, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, từ TP Hồ Chí Minh cho rằng cấp quản lý cần bỏ bớt những định kiến và có cái nhìn cởi mở hơn với di sản.

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hào Hoa |

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã nhận những phản ứng, thậm chí cả sự bất bình đến từ nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các GS.TS chuyên ngành văn hóa dân gian.

“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư dự án nhà ở cho công nhân là rất cần thiết

PHẠM ĐÔNG |

Chiều qua (25.8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc quanh co, chối tội

Việt Dũng |

Hà Nội - Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung không thừa nhận hành vi chỉ đạo miệng với cấp dưới, tạo điều kiện cho hai công ty thân quen tham gia dự án trồng cây xanh, gây thiệt hại 34 tỉ đồng ngân sách Nhà nước.

Vì sao Cục Di sản văn hóa phản ứng tiêu cực với ý kiến trái chiều của các nhà khoa học?

Nhóm PV (thực hiện) |

Những ngày qua, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành có thời gian dài nghiên cứu về di sản đã đưa ra ý kiến tranh luận về việc quản lý di sản trong bối cảnh đời sống nhiều biến động.

Nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng về quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi trong quản lý di sản nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở hội thảo khoa học Huế mà Lao Động đang phản ánh, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, từ TP Hồ Chí Minh cho rằng cấp quản lý cần bỏ bớt những định kiến và có cái nhìn cởi mở hơn với di sản.

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hào Hoa |

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã nhận những phản ứng, thậm chí cả sự bất bình đến từ nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các GS.TS chuyên ngành văn hóa dân gian.

“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.