“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Việc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế bị Cục Di sản văn hóa nhắc nhở do trình diễn trang phục hầu đồng và minh họa trích đoạn một vài giá hầu đồng trên sân khấu gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, 2 khái niệm được Cục nhấn mạnh là “Thực hành tín ngưỡng” và “Trình diễn di sản”. Tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng thuận về việc “Thực hành tín ngưỡng” phải được diễn ra trong không gian tín ngưỡng (không gian thiêng). Nhưng, với “Trình diễn di sản” lại có rất nhiều chiều tranh luận xoay quanh việc, nghệ nhân - thanh đồng có được phép tham gia. Nếu diễn viên cũng là thanh đồng, thanh đồng là diễn viên thì sao...? Liệu đây có phải là lỗ hổng khi chưa có quy định cụ thể, chi tiết về “trình diễn di sản” của cấp quản lý không, theo bà?

- Tôi cho rằng, tính chất của việc nhắc nhở “chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã phần nào cho thấy độ linh hoạt trong quy định về việc “biểu diễn ngoài không gian thực hành di sản”.

Trong khuôn khổ của một hội thảo khoa học có chủ đề “Sống với di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới” được tổ chức ở thành phố Huế vừa qua, việc các thanh đồng có hoạt động diễn giải di sản để các nhà khoa học hiểu là phù hợp, còn việc diễn viên biểu diễn mô phỏng ở các sân khấu chuyên nghiệp là hoàn toàn khác.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo “Sống với di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới”, cùng với một số loại hình văn hoá phi vật thể được trình diễn như ca Huế, âm nhạc truyền thống của người Khmer đã được ghi danh, việc trình diễn trang phục của một số giá đồng và minh hoạ ngắn gọn diễn xướng một vài giá đồng do các thanh đồng miền Bắc và các cung văn Huế thực hiện trong không gian hội thảo là phù hợp, không làm sai lệch bản chất của di sản đã được UNESCO ghi danh, không gây bức xúc trong cộng đồng chủ thể di sản cũng như nghệ nhân nắm giữ di sản.

Hình ảnh buổi trình diễn trang phục hầu đồng trên sân khấu tại hội thảo khoa học quốc tế tại Huế. Ảnh: BTC
Hình ảnh buổi trình diễn trang phục hầu đồng trên sân khấu tại hội thảo khoa học quốc tế tại Huế. Ảnh: BTC

Hiện, nảy sinh 2 chiều ý kiến về sự việc này, trong đó, ở chiều ngược lại, các ý kiến cho rằng, không được phép đưa các thành tố của tín ngưỡng (áo thánh, thanh đồng) rời khỏi không gian tín ngưỡng (không gian thiêng). Tuy nhiên, nhiều GS.TS nghiên cứu lâu năm lại cho rằng, tùy từng bối cảnh linh hoạt, ví dụ ở một cuộc hội thảo khoa học, nên cho phép các nghệ nhân, thanh đồng thị phạm, diễn giải di sản (kèm theo đó có văn bản hướng dẫn về phạm vi thị phạm từ cấp quản lý). Quan điểm của bà về việc này?

- Bản thân tôi cho rằng, các nghệ nhân thanh đồng là người am hiểu nhất về thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, chính họ sẽ biết được giới hạn của hoạt động diễn xướng để không hư cấu làm sai lệch di sản.

Do đó, để các nghệ nhân thanh đồng diễn giải về di sản thờ Mẫu Tam phủ là phù hợp nhất. Tôi cho rằng, các quy định cần dựa vào nguyên tắc không làm sai lệch di sản và được cộng đồng nghệ nhân thanh đồng chấp nhận là phù hợp với nguyên tắc tôn trọng cộng đồng chủ thể di sản được quy định trong Công ước Về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể (2003) của UNESCO.

Với “trình diễn di sản” cũng có 2 chiều ý kiến, người cho rằng chỉ thực hành tín ngưỡng trong “không gian thiêng” để tránh biến tướng, trục lợi, sai lệch di sản, người cho rằng cần tổ chức nhiều hoạt động “diễn giải di sản” để đưa di sản đến gần với công chúng. Ý kiến của bà về việc này?

- Theo tôi, việc diễn giải di sản được thực hiện bởi chính các cộng đồng di sản, trong trường hợp di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được thực hiện bởi các thanh đồng là cách tốt nhất để đưa di sản đến với công chúng.

Không phải ai cũng có cơ hội được tham dự các buổi hầu đồng trong không gian thiêng (đền, phủ), do đó, khi các thanh đồng có cơ hội diễn giải di sản, một mặt, họ sẽ biết giữ được bản chất di sản để không làm sai lệch, mặt khác, họ sẽ có những cách thức tương tác phù hợp để công chúng hiểu đúng về diễn xướng di sản này.

Tôi cho rằng, đây không phải là hình thức sân khấu hoá theo kiểu các diễn viên trên sân khấu chuyên nghiệp, đây vẫn là một không gian mà các nghệ nhân thanh đồng nên được phép diễn giải về di sản của họ.

PGS.TS Trần Thị An (thứ 2 từ trái sang). Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS.TS Trần Thị An (thứ 2 từ trái sang). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bà có góc nhìn thế nào về hiện trạng có nhiều nghệ nhân, thanh đồng sang nước ngoài biểu diễn nghi lễ hầu đồng trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ?

- Trong hơn 10 năm qua, nhiều nghệ nhân thanh đồng đã trình diễn hầu đồng ở nhiều nước trên thế giới.

Tôi cho rằng, đó cũng là một trong những tác động để thế giới hiểu hơn về một di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc của Việt Nam, góp phần cho việc UNESCO đưa di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 1.12.2016.

Hiện nhiều giáo sư chuyên ngành phản ánh những biến tướng trong nghi lễ hầu đồng ở thực tế cuộc sống, hầu đồng để trục lợi, kiếm tiền, phục vụ mê tín dị đoan... Để xảy ra những hiện trạng này trách nhiệm thuộc về ai, theo bà?

- Hiện tượng biến tướng trong nghi lễ hầu đồng là một câu chuyện khác xa với diễn giải di sản để đưa di sản đến với công chúng và để cộng đồng các nhà khoa học hiểu về di sản như ở Hội thảo “Sống với di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới” ở Huế vừa qua.

Tuy nhiên, để định lượng được việc “trục lợi”, “buôn thần bán thánh”, “mê tín dị đoan” là không dễ.

Tôi cho rằng, cần nghe tiếng nói của người trong cuộc, là những nghệ nhân thanh đồng và những con nhang đệ tử của họ trong việc hầu thánh thì mới có được những định lượng chính xác, trên cơ sở đó, nên có các quy định vừa đảm bảo tính chặt chẽ của quản lý văn hoá và quyền được thực hành di sản của cộng đồng.

Trước đó, liên quan đến văn bản nhắc nhở Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế khi tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục hầu đồng ở sân khấu hội thảo khoa học, Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh sự khác biệt giữa "Thực hành tín ngưỡng" và "Trình diễn di sản". Theo đó, không được phép đưa những thành tố, chủ thể thực hành của di sản (như thanh đồng, áo thánh) ra ngoài không gian thực hành di sản là "không gian thiêng" (đền, phủ, điện).

Sự việc gây tranh cãi khi nhiều nhà nghiên cứu lâu năm, nhiều chuyên gia, các GS.TS về di sản cho biết, Cục Văn hóa di sản chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trong từng bối cảnh, tình huống về "trình diễn di sản" vì ngoài thực tế, có diễn viên đồng thời là thanh đồng. Và, 10 năm nay, nhiều thanh đồng, nghệ nhân vẫn ra nước ngoài biểu diễn nghi lễ hầu đồng.

Thêm nữa, tại nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn khác, các thanh đồng vẫn tham gia diễn giải di sản nhưng không hề bị Cục Di sản văn hóa nhắc nhở.

Nhóm PV (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Cục Di sản yêu cầu Thừa Thiên Huế chấn chỉnh việc làm "sai lệch di sản"

QUẢNG AN |

Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế nói về Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trật tự mới của bóng đá nữ thế giới sau World Cup 2023

NGUYỄN ĐĂNG |

World Cup nữ 2023 đánh dấu sự phát triển, lớn mạnh của các đội tuyển trên khắp thế giới, trong đó có tuyển nữ Tây Ban Nha.

5 lãnh đạo cấp tá công an được bổ nhiệm, chuyển ngành

Quang Việt |

Ngoài bổ nhiệm hai phó giám đốc, trong tuần qua, ngành Công an có việc điều động nhiều nhân sự, trong đó một thượng tá nhận quyết định chuyển ngành làm Chủ tịch huyện.

Háo hức chờ xem biển số VIP 36A-999.99 sẽ về tay đại gia nào

Xuân Hùng |

Chỉ còn 1 ngày nữa, trong khoảng thời gian từ 9h35-10h35 ngày mai (22.8), biển số được nhiều người cho là siêu đẹp 36A-999.99 sẽ được đem ra đấu giá trực tuyến. Nhiều đại gia Thanh Hóa đã đăng ký, nộp tiền cọc tham gia và hy vọng, biển 36 đẹp này sẽ được đăng ký ở chính Thanh Hóa.

Cơn bão 84 năm có một gây lũ quét dữ dội cuốn trôi ôtô, đường sá

Khánh Minh |

Cơn bão 84 năm có một mang tên Hilary gây lũ quét dữ dội ở Los Angeles (California, Mỹ) hôm 20.8 sau khi quét bán đảo Baja California của Mexico với sức mạnh chết người.

Nam thanh niên đi xe máy chặn đầu ôtô, đâm 1 người tử vong

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Rạng sáng 21.8 trên Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, nam thanh niên đi xe máy chặn đầu xe ôtô và xảy ra rượt đuổi, ẩu đả khiến một thanh niên đi trên ôtô bị đâm tử vong.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Cục Di sản yêu cầu Thừa Thiên Huế chấn chỉnh việc làm "sai lệch di sản"

QUẢNG AN |

Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế nói về Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.