Vì sao Cục Di sản văn hóa phản ứng tiêu cực với ý kiến trái chiều của các nhà khoa học?

Nhóm PV (thực hiện) |

Những ngày qua, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành có thời gian dài nghiên cứu về di sản đã đưa ra ý kiến tranh luận về việc quản lý di sản trong bối cảnh đời sống nhiều biến động.

Cục Di sản văn hóa phản ứng tiêu cực với những góp ý về quản lý

Để thực hiện tuyến bài xoay xung quanh những tranh cãi về quản lý di sản tín ngưỡng, phóng viên Lao Động đã thực hiện phỏng vấn với nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về di sản.

Trong suốt quá trình tìm hiểu, lắng nghe, và tác nghiệp, phóng viên Lao Động nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các nhà nghiên cứu lâu năm về di sản, văn hóa tín ngưỡng.

Loạt bài phỏng vấn đã đưa ra quan điểm, góc nhìn của các nhà khoa học về quản lý di sản giữa bối cảnh đời sống liên tục biến động và phát triển.

Cuốn theo sự biến động của nhu cầu, đời sống, di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt nói riêng và di sản văn hóa phi vật thể nói chung đều phải đối diện với rất nhiều thay đổi.

Theo các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, việc quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa cũng cần có sự thay đổi, có văn bản dưới luật bổ sung quy định để theo kịp những biến đổi của đời sống, nhu cầu cộng đồng, và cả những biến đổi trong di sản.

Lẽ ra, ý kiến đóng góp của các nhà khoa học phải nhận được sự lắng nghe, tôn trọng từ cấp quản lý nhà nước là Cục Di sản văn hóa, thế nhưng, ngược lại, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa lại phản ứng khá tiêu cực khi tiếp nhận những quan điểm trái chiều.

Trước hội thảo diễn ra tại Thừa Thiên Huế, năm 2022, tại diễn đàn diễn đàn Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã có sự tham gia trình diễn của các nghệ nhân, thanh đồng. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Trước hội thảo diễn ra tại Thừa Thiên Huế, năm 2022, tại diễn đàn Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã có sự tham gia trình diễn của các nghệ nhân, thanh đồng. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Nghệ nhân, thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong khuôn khổ Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Ảnh: Tư liệu
Nghệ nhân, thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong khuôn khổ Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Ảnh: Tư liệu
Nghệ nhân, thanh đồng tham gia trình diễn di sản trên sân khấu lễ trao tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian. Ảnh: Tư liệu
Nghệ nhân, thanh đồng tham gia trình diễn di sản trên sân khấu lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Ảnh: Tư liệu

Theo đó, lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho rằng, các bài phỏng vấn, lấy ý kiến trao đổi với các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về di sản đăng trên Lao Động đã “cổ súy” cho những cái sai trong xã hội, và đi ngược với định hướng tuyên truyền của Cục Di sản văn hóa. Nhưng cái sai ấy cụ thể là gì, được quy định ra sao thì vị lãnh đạo này lại không thể chỉ ra tường tận trong khi trao đổi.

Câu hỏi đặt ra, tại sao lãnh đạo Cục Di sản văn hóa lại phản ứng tiêu cực, không chấp nhận những ý kiến đa chiều, ngược chiều, khác biệt trong những góc nhìn khác nhau về quản lý di sản của các chuyên gia, với hàm ý giúp công tác quản lý di sản tốt hơn, hiệu quả hơn, giúp cho các địa phương hiểu đúng, làm đúng nếu được Cục Di sản văn hóa có văn bản hướng dẫn rạch ròi, cụ thể.

GS.TS Bùi Quang Thanh là một trong những nhà khoa học đã tham gia quá trình xây dựng hồ sơ di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trình lên UNESCO, để năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO xét duyệt ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo GS.TS Bùi Quang Thanh, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều tỉnh thành, thậm chí “lan” sang một số dân tộc khác nhau. Thực tế cho thấy, cùng là thực hành nghi lễ hát văn - hầu đồng nhưng mỗi nơi lại mang đặc tính riêng, người ở châu thổ Bắc Bộ hầu khác, người Huế hầu khác… Không gian thực hành nghi lễ cũng đã mở rộng.

Di sản tín ngưỡng đã phát triển không ngừng theo thời cuộc và biến động theo nhu cầu đời sống, trong khi các cấp quản lý dường như vẫn chỉ đạo trên những bộ luật đứng im”.

"Đừng đóng khung di sản, khi sự kiến tạo, phát triển diễn ra không ngừng"

GS.TS Bùi Quang Thanh cho rằng: “Đối với văn hóa dân gian nói chung và sinh hoạt tín ngưỡng nói riêng, không có chuyện đúng - sai, mà chỉ có chuyện hợp lý hoặc không hợp lý mà thôi”.

Để bắt kịp với tính chuyển động của đời sống, GS.TS Bùi Quang Thanh cho rằng, quản lý về di sản cần thêm những văn bản dưới luật, đưa ra những quy định mới trong quản lý để phù hợp với thực tiễn.

Theo đó, những quy định này cần nhận được sự đồng thuận giữa các nhà quản lý, cộng đồng nhân dân và các nhà khoa học.

Nhiều thanh đồng, nghệ nhân mong muốn được tham gia trình diễn di sản, diễn giải di sản ở quy mô các cuộc hội thảo. Nếu họ “bị cấm“, tại sao họ lại đồng ý tham gia hội thảo ở Huế và nhiều nơi khác (có ảnh, video đính kèm), và rất nhiều cuộc mà Cục Di sản văn hóa đã không “nhắc nhở“. Ảnh trong vở “Tứ phủ“.
Nhiều thanh đồng, nghệ nhân mong muốn được tham gia trình diễn di sản, diễn giải di sản ở quy mô các cuộc hội thảo. Nếu họ “bị cấm“, tại sao họ lại đồng ý tham gia hội thảo ở Huế và nhiều nơi khác (có ảnh, video đính kèm), và trong đó rất nhiều chương trình không nhận được sự "nhắc nhở" nào từ Cục Di sản văn hóa. Ảnh trong vở “Tứ phủ“

Trao đổi với phóng viên Lao Động, nhiều giáo sư, tiến sĩ bày tỏ sự đồng tình với quan điểm về đổi mới trong quản lý di sản của GS.TS Bùi Quang Thanh.

“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đã đi một hành trình rất dài trải qua nhiều biến động. Tôi là một trong những người đầu tiên tham gia nghiên cứu về Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt. Chúng ta có thể thấy, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt trước đây rất khác bây giờ, sau đó còn trải qua giai đoạn bị cấm, rồi lại được công nhận, và trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

Ngay như trang phục hầu đồng của các thanh đồng, trước đây rất đơn giản, không màu sắc như bây giờ. Nói vậy để thấy, có rất nhiều biến đổi đã diễn ra, nếu các nhà quản lý muốn “giữ bản gốc”, tôi không hiểu, họ sẽ chọn “bản gốc” của thời điểm nào?

Nếu chọn thời điểm được UNESCO ghi danh để là “bản gốc”, thì trong những năm qua, di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã có thêm những kiến tạo khi phát triển, lan rộng ra nhiều vùng miền. Tôi nghĩ, các nhà quản lý đang tìm cách đóng khung di sản để dễ quản lý nhưng điều đó là rất khó. Muốn quản lý được di sản, cần phải theo kịp thực tiễn, bắt kịp thời cuộc và nhu cầu đời sống của cộng đồng” – một nhà nghiên cứu cho biết.

Để tránh những sức ép (có thể có) cho các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia về di sản, Lao Động sẽ cân nhắc trong việc tiết lộ danh tính những nhà khoa học đã nhận trả lời phỏng vấn trong suốt thời gian qua.

Nhóm PV (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cục Di sản văn hóa quản lý cứng nhắc, máy móc cũng đi ngược tinh thần UNESCO

Hiền Hương (thực hiện) |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Bùi Quang Thanh - Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - cho rằng, các cơ quan nhà nước quản lý về văn hóa cần linh hoạt trong quan điểm, góc nhìn về “trình diễn di sản”.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ giúp quản lý "cơn sốt" nhân tài

Vương Trần |

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân tài Việt Nam; thiết lập, phát triển mạng lưới Nhân tài Việt Nam toàn cầu, các giải pháp cải thiện chỉ số của Việt Nam trong bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu...

Bỏ 10 triệu đồng để ngồi ăn 15 phút lửng lơ trên đỉnh thác nước ở Brazil

Minh Anh |

Một cặp đôi khiến cộng đồng mạng sửng sốt với bữa ăn trên chiếc bàn treo lơ lửng ở thác nước cao 90 mét, tương đương tòa nhà 30 tầng ở Brazil.

Nghệ An: Làm rõ vụ một nam sinh 13 tuổi chết đuối trong bể bơi trường học

Quỳnh Trang |

Chiều 24.8, một lãnh đạo UBND phường Hà Huy Tập, TP Vinh Nghệ An, cho biết chính quyền địa phương đang yêu cầu Trường THPT Nguyễn Trường Tộ báo cáo, làm rõ vụ một nam sinh 13 tuổi chết đuối trong bể bơi trường này.

Xe cũ, biển số đẹp "đứng hình" dù đại hạ giá sau ngày định danh biển số

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Sau ngày 15.8 khi Thông tư 24 của Bộ Công an về biển số định danh có hiệu lực, nhiều nơi chủ hàng gom những chiếc xe biển số đẹp như ngũ quý, tứ quý trị giá từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng trước đó, đang "đứng hình". Nhiều cửa hàng kinh doanh xe cũ dòng phổ thông khác cũng rơi vào cảnh nhiều ngày chưa bán được xe nào.

Phạt 7,5 triệu đồng Trưởng nhóm Bông hồng Đen vì tự ý lấy máu học sinh dưới 15 tuổi

Hoàng Khôi |

Thanh tra Sở Y tế TP.Hải Phòng vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Trưởng nhóm Bông hồng Đen - Cầu vồng đen do thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi khi chưa được sự đồng ý phụ huynh.

Cục Di sản văn hóa quản lý cứng nhắc, máy móc cũng đi ngược tinh thần UNESCO

Hiền Hương (thực hiện) |

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Bùi Quang Thanh - Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - cho rằng, các cơ quan nhà nước quản lý về văn hóa cần linh hoạt trong quan điểm, góc nhìn về “trình diễn di sản”.

Loạt câu hỏi đặt ra quanh vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế và quản lý của Cục Di sản văn hoá

Mi Lan |

Xung quanh sự việc Cục Di sản văn hóa gửi văn bản “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế về việc “làm sai lệch di sản” đã đặt ra nhiều câu hỏi, và gây tranh cãi trong chính giới chuyên môn nghiên cứu về di sản tín ngưỡng.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.