Nhiều nhà khoa học tiếp tục lên tiếng về quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa

Hoàng Văn Minh |

Liên quan đến những tranh cãi trong quản lý di sản nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở hội thảo khoa học Huế mà Lao Động đang phản ánh, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, từ TP Hồ Chí Minh cho rằng cấp quản lý cần bỏ bớt những định kiến và có cái nhìn cởi mở hơn với di sản.

Nhiều nhà khoa học cùng lên tiếng

Vụ việc ở Thừa Thiên Huế trở thành cơ hội để nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực di sản cùng lên tiếng về cách quản lý di sản của Cục Di sản văn hóa hiện nay.

Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi. Ảnh nhân vật cung cấp
Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi. Ảnh nhân vật cung cấp

GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, người từng là Trưởng ban soạn thảo Luật Di sản luôn khẳng định: "Quản lý di sản đừng chỉ dừng lại ở việc viện dẫn luật một cách cứng nhắc, máy móc".

Trao đổi với Lao Động về những tranh cãi quanh việc quản lý di sản văn hóa tín ngưỡng, nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Thanh Lợi, từ TP Hồ Chí Minh nói: "Về hội thảo tại Thừa Thiên Huế, tôi cho rằng công văn “chấn chỉnh” của Cục Di sản văn hóa vừa rồi có phần chưa hiểu đúng thực chất sự việc.

Việc trình diễn trang phục của một số giá đồng và minh họa ngắn gọn diễn xướng một vài giá đồng do các thanh đồng miền Bắc và các cung văn Huế thực hiện trong không gian hội thảo là chấp nhận được.

Bối cảnh của người xem là một nhóm đối tượng hẹp các nhà nghiên cứu trong hội thảo, khác hoàn toàn với việc trình diễn rộng rãi di sản cho công chúng thưởng lãm ở sân khấu lớn”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi lấy ví dụ, "hát bả trạo là loại hình diễn xướng nghi lễ trong lễ hội Cầu ngư ở Nam Trung Bộ. Nhưng ta có thể sân khấu hóa hình thức biểu diễn này ở các liên hoan, hội diễn, thậm chí có thể biểu diễn ở các festival biển.

Vì không gian, bối cảnh, người xem là công chúng rộng rãi, chứ không phải nó đang được thực hành nghi lễ ở lăng Ông Nam Hải trong lễ hội Cầu ngư. Hát bả trạo được biểu diễn với tư cách là một thành tố nghệ thuật, không dính tới nghi lễ, dù nguồn gốc xuất phát từ tục thờ cá Ông. Và điều đó đã góp phần vào việc lan tỏa giá trị di sản, đưa di sản đến gần đời sống của cộng đồng theo thông điệp của UNESCO".

Tương tự, ở liên hoan cồng chiêng hay ở những điểm biểu diễn cho du khách, thì những giá trị văn hóa của di sản ở khía cạnh biểu diễn nghệ thuật được công chúng biết đến với những vẻ đẹp của tiết mục.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi nói: “Cục Di sản văn hóa cho đến nay vẫn chưa có những văn bản quy định cụ thể về cách hiểu, cách thức thực hành di sản ở các địa phương, nhất là cách hiểu về “sai lệch di sản” hoặc “diễn giải di sản”, nên dễ dẫn đến những bất cập trong quản lý. Ở địa phương sẽ không biết thế nào là đúng, thế nào là sai trong hoạt động di sản”.

Cục Di sản văn hóa đang mâu thuẫn về quan điểm với nhiều nhà khoa học?

Sau loạt bài ghi nhận, phản ánh, đưa ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học về việc cần có sự thay đổi trong quản lý di sản phù hợp với tình hình thực tiễn, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đã có cuộc điện thoại đến Báo Lao Động.

Bà Hiền cho rằng, các bài viết phỏng vấn các nhà khoa học, nghiên cứu về quản lý di sản đang đi ngược lại với cách tuyên truyền về bảo tồn di sản của Cục Di sản văn hóa.

Bà Hiền nói, Cục không cổ vũ và không có quy định về "trình diễn" hay "diễn giải di sản".

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi cho rằng: “Điều này cho thấy sự bất nhất trong quản lý nhà nước, tự mâu thuẫn với chính mình của Cục đối với vấn đề di sản và ngay cả họ cũng đã sai trước khi “tuýt còi” địa phương”.

Trước vụ việc ở Thừa Thiên Huế, tại nhiều diễn đàn, hội thảo vẫn có sự tham gia của các thanh đồng, nghệ nhân đến dự để diễn giải về di sản.

Chính Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cho phép "trình diễn di sản" là giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn tại Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2023.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi cho rằng: "Di sản có đời sống riêng của nó và vận hành theo sự phát triển của xã hội. Một di sản có sức sống tức có giá trị nội sinh, được phát triển và phải quay trở lại phục vụ cộng đồng.

Trên thực tế việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản có những điểm mâu thuẫn nhau, khá phức tạp, nhất là việc đưa di sản vào đời sống cộng đồng.

Nhà quản lý luôn cảnh báo hiện tượng “sai lệch di sản”, trong khi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn lại cần “diễn giải di sản”, làm sao cho công chúng tiếp cận tốt nhất, hiểu được những giá trị của di sản".

Sự khác biệt xảy ra khi phải đứng giữa việc bảo đảm được tính “nguyên bản” của di sản, mặt khác phải đi tìm cách thức thực hiện sao cho gần gũi, hiệu quả, để di sản đi được vào đời sống cộng đồng.

“Để giải quyết mâu thuẫn này, cần có những hội thảo, công trình nghiên cứu để đi đến thống nhất trong nhận thức trong việc ứng xử với di sản từ quan điểm, thực hành. Song điều cốt yếu nhất chính là làm sao vừa giữ gìn được di sản, đồng thời phục vụ được cộng đồng trong một thế giới rộng mở, phát triển, vận động không ngừng. Tôi nghĩ, các cấp quản lý nên dẹp bớt những định kiến để có cái nhìn cởi mở hơn với di sản” - nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi nói.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hào Hoa |

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã nhận những phản ứng, thậm chí cả sự bất bình đến từ nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các GS.TS chuyên ngành văn hóa dân gian.

“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Bảo tồn di sản, không nên viện dẫn luật một cách cực đoan

Hoàng Văn Minh |

Báo Lao Động thông tin, Cục Di sản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa phát văn bản yêu cầu Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Đưa nghệ thuật hát Xẩm đến gần hơn với giới trẻ

DIỆU ANH |

Là một trong những cái “nôi” của nghệ thuật hát Xẩm, gắn bó với sự nghiệp ca hát của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Hiện nay, tại Ninh Bình, hát Xẩm đang dần được khôi phục bởi những tấm lòng nhiệt huyết và đam mê với nghệ thuật truyền thống của giới trẻ.

Cục Di sản yêu cầu Thừa Thiên Huế chấn chỉnh việc làm "sai lệch di sản"

QUẢNG AN |

Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế nói về Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điểm chuẩn năm 2023 của tất cả trường đại học trên cả nước

Trang Hà |

Từ 14h ngày 22.8, các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn năm 2023. Báo Lao Động sẽ liên tục cập nhật nhanh nhất danh sách các trường công bố điểm chuẩn để thí sinh tra cứu và tham khảo.

Chạy thử cầu cạn 450 tỉ đồng có trụ cao nhất Việt Nam

Bảo Nguyên |

Từ 15h ngày 22.8, Công ty cổ phần Đầu tư BOT Lào Cai - Sa Pa đưa vào vận hành thử nghiệm cầu Móng Sến - cầu cạn 450 tỉ đồng có trụ cao nhất Việt Nam .

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hào Hoa |

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã nhận những phản ứng, thậm chí cả sự bất bình đến từ nhiều nhà nghiên cứu khoa học, các GS.TS chuyên ngành văn hóa dân gian.

“Thanh đồng tham gia biểu diễn hầu đồng vì họ hiểu về di sản nhất”

Nhóm PV (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội quanh những tranh cãi trong “trình diễn di sản” nảy sinh từ vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế.

Bảo tồn di sản, không nên viện dẫn luật một cách cực đoan

Hoàng Văn Minh |

Báo Lao Động thông tin, Cục Di sản của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa phát văn bản yêu cầu Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hầu đồng và tranh cãi quanh chỉ đạo của Cục Di sản văn hóa

Hào Hoa (thực hiện) |

Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.

Đưa nghệ thuật hát Xẩm đến gần hơn với giới trẻ

DIỆU ANH |

Là một trong những cái “nôi” của nghệ thuật hát Xẩm, gắn bó với sự nghiệp ca hát của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Hiện nay, tại Ninh Bình, hát Xẩm đang dần được khôi phục bởi những tấm lòng nhiệt huyết và đam mê với nghệ thuật truyền thống của giới trẻ.

Cục Di sản yêu cầu Thừa Thiên Huế chấn chỉnh việc làm "sai lệch di sản"

QUẢNG AN |

Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế nói về Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.