Nhiều ý kiến trái chiều về xét học bạ: Không nên lấy trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả

Trang Hà |

Phương thức xét học bạ trong tuyển sinh đại học đang đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Điều khiến dư luận băn khoăn lớn nhất là có đảm bảo chất lượng đầu vào và sự công bằng hay không?

Nhiều ý kiến trái chiều về xét học bạ, các trường đại học nói gì?

Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 100 trường đại học, học viện dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT trong kỳ tuyển sinh năm 2023.

Theo cập nhật, trong những mùa tuyển sinh gần đây, xét tuyển bằng học bạ là phương thức được nhiều trường sử dụng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), năm 2022, tỉ lệ nhập học của phương thức này là 36,2%, cao thứ 2 trong 18 phương thức, chỉ sau xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (52,3%).

Tuy nhiên, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT đang đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều trong bối cảnh chất lượng giáo dục vẫn chưa đồng đều và còn nhiều ngờ vực liên quan đến vấn đề "làm đẹp" học bạ.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, TS Trần Khắc Thạc - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho hay - phương thức tuyển sinh nào cũng tiềm ẩn rủi ro về tiêu cực, không nên lấy trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả.

"Nhà trường đã thực hiện phân tích kết quả học tập của sinh viên trong nhiều năm học. Kết quả cho thấy, người học có kết quả học tập tương đồng, đối tượng thí sinh xét tuyển học bạ so với các phương thức khác có thành tích đồng đều. Vì vậy, chúng tôi luôn coi đó là một trong những nguồn tuyển đảm bảo chất lượng" - TS Thạc thông tin.

Tại Trường Đại học Hòa Bình, ông Dương Văn Bá – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông cho biết, trong những năm qua, phương thức xét tuyển học bạ đảm bảo chất lượng đầu vào. Năng lực sinh viên vào học các ngành theo hình thức xét tuyển này đạt yêu cầu.

Theo ông Bá, trong bối cảnh hiện nay, xét học bạ giúp thí sinh chủ động trong việc đăng ký trường và ngành học, từ đó sớm chuẩn bị tinh thần bước vào giảng đường học tập và trải nghiệm. Phương thức này còn giảm thiểu áp lực thi cử cho thí sinh.

Đặc biệt, năng lực của người học không thể hiện ở việc xét tuyển bằng phương thức nào, quan trọng khi vào trường sinh viên thích nghi với phương pháp học tập mới ra sao?

"Trong quá trình đào tạo sẽ tiếp tục sàng lọc theo quy chế, quy định, chất lượng đào tạo của nhà trường, không phải thí sinh nào cũng có thể tốt nghiệp ra trường. Nếu vào trường với kết quả không đúng như năng lực thì sinh viên sẽ không theo được chương trình học tập và tự bị đào thải" - ông Dương Văn Bá khẳng định.

Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Người trẻ loay hoay trả lời câu hỏi: Bám trụ lại thành phố hay về quê?

Phùng Nhung |

Lựa chọn ở thành phố hay về quê lập nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học là quyết định khó khăn đối với nhiều người trẻ.

118 trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Tính đến ngày 21.2 đã có 118 trường đại học, học viện trên cả nước công bố sử dụng phương thức xét học bạ THPT trong kỳ tuyển sinh 2023.

Lời khuyên cho học sinh cuối cấp băn khoăn thi đại học hay đi làm kiếm tiền

Phùng Nhung |

Dành lời khuyên cho học sinh cuối cấp đang rơi vào trạng thái lo lắng, do dự về việc chọn đi học hay đi làm, các thầy cô cho rằng, học sinh cần dựa trên mục tiêu, mong muốn, năng lực học tập và hoàn cảnh thực tế của mình để đưa ra quyết định.

Công trình trái phép mọc nhiều năm nhưng địa phương khó xử lý

Hoài Luân |

Phú Yên - Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản nhiều lần đối với trường hợp lấn chiếm, san gạt đất đồi để xây dựng công trình trái phép, tuy nhiên đến nay, việc xử lý vẫn còn nhiều bất cập.

600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cảnh sát hóa trang chặn bắt loạt thanh niên đi xe máy có pô "khạc" ra lửa

Tô Thế |

Hà Nội - Đêm 19.3, rạng sáng 20.3, 4 tổ công tác liên ngành 141 (Công an TP Hà Nội) hóa trang làm nhiệm vụ trên đường Võ Chí Công đã bắt giữ hàng loạt "quái xế" nẹt pô gây náo loạn đường phố.

Thái Bình: Bắt giữ anh vợ trùm giang hồ Đường Nhuệ liên quan đến ma tuý

TRUNG DU |

Nguyễn Văn Bình (47 tuổi, biệt danh Bình "phê") - là anh trai của Nguyễn Thị Dương, anh vợ của Nguyễn Xuân Đường (tức trùm giang hồ Đường Nhuệ) mới bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ.

Quảng Nam: Để lại thư tuyệt mệnh nhảy cầu, rồi về nhà ngủ

Hoàng Bin |

Người đàn ông ở Quảng Nam để lại lá thư tuyệt mệnh nhảy cầu và nhờ cộng đồng mạng nhắn gửi cho người thân, rồi xuất hiện ở nơi không ngờ.

Người trẻ loay hoay trả lời câu hỏi: Bám trụ lại thành phố hay về quê?

Phùng Nhung |

Lựa chọn ở thành phố hay về quê lập nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học là quyết định khó khăn đối với nhiều người trẻ.

118 trường đại học công bố xét học bạ THPT 2023

Trang Hà |

Tính đến ngày 21.2 đã có 118 trường đại học, học viện trên cả nước công bố sử dụng phương thức xét học bạ THPT trong kỳ tuyển sinh 2023.

Lời khuyên cho học sinh cuối cấp băn khoăn thi đại học hay đi làm kiếm tiền

Phùng Nhung |

Dành lời khuyên cho học sinh cuối cấp đang rơi vào trạng thái lo lắng, do dự về việc chọn đi học hay đi làm, các thầy cô cho rằng, học sinh cần dựa trên mục tiêu, mong muốn, năng lực học tập và hoàn cảnh thực tế của mình để đưa ra quyết định.