600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chất vấn Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình sáng 20.3, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho biết, trong thời gian qua việc thu hồi tài sản dẫn vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân.

Thời gian tới, chánh án TAND tối cao phối hợp với các cơ quan liên quan như thế nào để mà thu hồi tài sản tham nhũng được nhiều và đạt được theo kỳ vọng của người dân?

Trả lời tại hội trường, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có lý giải về bản án khó thi hành, theo ông Bình, có hai nguyên nhân.

Một là tuyên án không rõ nên khó thi hành, tuy nhiên tỉ lệ tuyên không rõ của các bán án đã được khắc phục rất nhiều. Nguyên nhân thứ 2 là những bản án tuyên rõ rồi, đúng nhưng không thi hành được.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình lấy ví dụ vụ Trustbank (Ngân hàng Xây dựng), bà Hứa Thị Phấn làm mất của ngân hàng hơn 10.000 tỉ đồng. Tòa buộc phải tuyên bà Phấn bồi thường số tiền đó, nhưng tuyên xong bà Phấn chết.

Theo ông Bình, đây là bản án tuyên đúng pháp luật, không thể không tuyên bà Phấn phải bồi thường.

Ví dụ khác được ông Bình nêu là xoay quanh vụ vụ án OceanBank, liên quan đến ông Đinh La Thăng, vụ án này làm mất 800 tỉ đồng, trách nhiệm dân sự các bị cáo trong vụ án phải chia đều theo thị phần bồi thường 800 tỉ đồng đó.

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu.

Trả lời làm rõ một số nội dung tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, các vụ án quyết định giám đốc thẩm tái thẩm đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng là một trong những trọng tâm, nhiệm vụ chính trị quan trọng đặt ra trong ngành tư pháp nói chung, cơ quan thi hành án dân sự nói riêng.

Thời gian qua, nhờ thực hiện nhiều biện pháp, theo ông Long, tỉ lệ đạt được "khá tích cực".

Ví dụ, trong 5 tháng (bắt đầu từ tháng 10.2022 đến nay) đã thu hồi được trên 17.000 tỉ đồng. Xét về số lượng tuyệt đối tăng gần 12.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng thừa nhận còn khá nhiều vấn đề đặt ra. Đó là khó khăn từ bản thân vụ án như tài sản trong các vụ án lớn, nằm rải rác ở các địa phương khác nhau trên phạm vi cả nước.

Phức tạp thứ 2 là nguồn gốc, tính pháp lý của nhiều tài sản được kê biên, đưa ra xử lý phức tạp và mất nhiều thời gian làm rõ.

Thứ 3 là có trường hợp pháp xác minh tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng, tài sản của người phạm tội, người ngay tình đến mức nào….

Ông Lê Thành Long cho hay, thời gian tới sẽ thực hiện tốt hơn nữa chỉ thị 04 của Ban Bí thư về tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực…

Cạnh đó, Bộ trưởng Tư pháp đề nghị Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát. Chúng ta có nhiều mắt tập trung vào đây thì việc tẩu tán, giấu tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng sẽ giảm đi.

Kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đã có 35 đại biểu đăng ký phát biểu, 29 đại biểu đặt 50 câu hỏi, 6 đại biểu tranh luận. Còn 2 câu hỏi Chánh án TAND tối cao sẽ trả lời bằng văn bản.

Ông Định đánh giá phiên chất vấn "sôi nổi, xây dựng, trách nhiệm cao". Các đại biểu bám sát nội dung, đặt nhiều câu hỏi, đi sâu vào nhiều vấn đề cử tri, dư luận quan tâm. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nắm chắc vấn đề, trả lời rõ ràng, giải trình cụ thể vấn đề đại biểu quan tâm, tranh luận, nghiêm túc nhìn nhận hạn chế, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hoạt động của ngành.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

91 thẩm phán bị kỷ luật, trong đó 6 thẩm phán bị xử lý hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Theo tổng kết 10 năm nước ta thu được 40% số tài sản tham nhũng. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là con số rất đáng ghi nhận của các cơ quan thi hành tố tụng.

Có thẩm phán nể nang, né tránh khi xử án hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, có hiện tượng nể nang, né tránh, tuy nhiên số lượng không nhiều, đại đa số cán bộ trong ngành đều chấp hành nghiêm, xử lý đúng theo các quy định pháp luật.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Vẻ bình yên của ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải ở Hà Giang

Mai Hương |

Ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải trong hành trình du lịch Hà Giang ngày càng thu hút nhiều hơn sự chú ý của các bạn trẻ.

TPHCM sẽ hoàn thành Metro số 1, khởi công đường Vành đai 3 trong năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố phấn đấu hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và khởi công đường Vành đai 3 trong năm nay.

Chỉ thị 07 của Thủ tướng: Quản lý chặt thông tin trên báo chí, mạng xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách; hướng dẫn vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, viên chức làm công tác truyền thông.

Hà Giang làm rõ vụ bà Hoàng Hường gọi mèn mén là cám lợn

Phong Quang |

Công an tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ thông tin vụ việc bà Hoàng Thị Hường gọi người kinh doanh dịch vụ ở Dốc Thẩm Mã là những người ăn xin và gọi mèn mén là cám lợn.

Kiểm định viên quân sự làm đăng kiểm: Nhanh, chuyên nghiệp, thoát ùn tắc

MINH HÀ - HÀ CHI |

Sau 1 ngày chính thức có sự tham gia hỗ trợ đăng kiểm xe của lực lượng kiểm định viên quân sự, các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội đã tăng năng suất kiểm định, góp phần nhanh chóng giải tỏa ùn tắc.

91 thẩm phán bị kỷ luật, trong đó 6 thẩm phán bị xử lý hình sự

PHẠM ĐÔNG |

Theo tổng kết 10 năm nước ta thu được 40% số tài sản tham nhũng. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là con số rất đáng ghi nhận của các cơ quan thi hành tố tụng.

Có thẩm phán nể nang, né tránh khi xử án hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, có hiện tượng nể nang, né tránh, tuy nhiên số lượng không nhiều, đại đa số cán bộ trong ngành đều chấp hành nghiêm, xử lý đúng theo các quy định pháp luật.

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung chất vấn các nhóm giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.