Không được trả lương đầy đủ, cần làm gì để đòi lại quyền lợi?

nam dương |

Bạn đọc có email tienphatxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đi làm nhưng không được doanh nghiệp trả lương đầy đủ. Xin hỏi, tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi của mình?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Khoản 4, Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyết.

7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của bộ luật này;

b) Yêu cầu tòa án giải quyết.

Như vậy, trước hết người bị nợ lương cần làm đơn gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cấp huyện nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở (thường có hòa giải viên lao động) yêu cầu hòa giải về việc không được trả lương đầy đủ. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ khi gửi đơn mà Phòng LĐTBXH không hòa giải hoặc hòa giải không thành, thì người bị nợ lương được quyền khởi kiện cơ sở đó ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ sở đóng trụ sở hoặc TAND cấp huyện nơi người lao động cư trú để được bảo vệ quyền lợi.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

nam dương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động có thể thỏa thuận về việc trả lương theo ngày

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill tienphongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trả lương theo ngày không. Nếu trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận tiền lương theo tháng, thì tiền lương ngày được tính như thế nào?

Không được trả lương đúng hạn, có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email hieutranxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu công ty không trả lương đúng thời hạn cho tôi không?

Có được trả lương ngay lập tức khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Nam Dương |

Tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, nhưng chưa được trả lương ngay. Công ty hẹn hai tuần sau sẽ trả lương cho tôi sau khi đã tính toán các khoản công nợ giữa hai bên. Như vậy có đúng không? Bạn đọc có email khactaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Mỏ đá nổ mìn tung bụi trắng xóa trên cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

Hữu Long |

Khánh Hòa – Hoạt động từ nổ mìn, xay xát đá của một số mỏ đá đã gây nên bụi mù mịt trên tuyến cao tốc Nha Trang – Cam Lâm.

Tăng liên tiếp 5 tuần, giá vàng sẽ còn lên cao

Ngọc Thiện |

Giá vàng thế giới ổn định vào phiên vừa qua, hướng tới tuần tăng thứ năm liên tiếp.

Áp lực bán gia tăng khiến thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ

Gia Miêu |

Kết phiên chiều 19.4, chỉ số VN-Index tiếp tục mất hơn 18 điểm về mức 1.174,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt giá trị hơn 23,7 nghìn tỉ đồng.

Phương Tây lo ngại chiến tuyến Ukraina có thể sớm sụp đổ

Ngọc Vân |

Phương Tây lo ngại Nga có thể chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraina trong những tuần tới.

Đề xuất thay tuyến buýt nhanh BRT thành đường sắt trên cao liệu có khả thi?

Hoàng Xuyến |

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT bằng tuyến đường sắt đô thị. Đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia và người dân.

Người lao động có thể thỏa thuận về việc trả lương theo ngày

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill tienphongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trả lương theo ngày không. Nếu trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận tiền lương theo tháng, thì tiền lương ngày được tính như thế nào?

Không được trả lương đúng hạn, có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email hieutranxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu công ty không trả lương đúng thời hạn cho tôi không?

Có được trả lương ngay lập tức khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Nam Dương |

Tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, nhưng chưa được trả lương ngay. Công ty hẹn hai tuần sau sẽ trả lương cho tôi sau khi đã tính toán các khoản công nợ giữa hai bên. Như vậy có đúng không? Bạn đọc có email khactaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.