Ép người lao động mua hàng do doanh nghiệp sản xuất, bị xử phạt thế nào?

Nguyễn Thuý |

Bạn đọc có email nhanntxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi có hơn 200 người lao động. Mới đây, công ty ép toàn bộ nhân viên trích tiền lương mua đồ do công ty sản xuất. Xin hỏi, công ty làm như thế có vi phạm pháp luật không?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 2, Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Điểm d, Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm tiền lương như sau:

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

Như vậy, công ty làm như vậy là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo các quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Nguyễn Thuý
TIN LIÊN QUAN

Tuân thủ pháp luật sẽ duy trì quan hệ lao động lành mạnh

Bảo Hân |

Ngày 20.5, Đoàn giám sát liên ngành gồm các thành viên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có buổi làm việc với Công đoàn Dệt may Việt Nam về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động (NLĐ). 

Tăng lương để ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Mai Dung |

Trong 2 năm qua, một bộ phận doanh nghiệp ở Hải Phòng vẫn tăng lương cho người lao động (NLĐ) dựa vào nội dung ký kết thoả ước lao động tập thể cũng như thương lượng, đối thoại định kỳ. Song, phần lớn NLĐ và cán bộ Công đoàn đều mong chờ tăng lương tối thiểu vùng...

Nâng cao hiệu quả xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Nam Dương |

LĐLĐ huyện Hóc Môn, TPHCM và LĐLĐ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa tổ chức hội nghị sơ kết quy chế phối hợp và sinh hoạt chuyên đề “Nâng cao hiệu quả xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tuân thủ pháp luật sẽ duy trì quan hệ lao động lành mạnh

Bảo Hân |

Ngày 20.5, Đoàn giám sát liên ngành gồm các thành viên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có buổi làm việc với Công đoàn Dệt may Việt Nam về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động (NLĐ). 

Tăng lương để ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Mai Dung |

Trong 2 năm qua, một bộ phận doanh nghiệp ở Hải Phòng vẫn tăng lương cho người lao động (NLĐ) dựa vào nội dung ký kết thoả ước lao động tập thể cũng như thương lượng, đối thoại định kỳ. Song, phần lớn NLĐ và cán bộ Công đoàn đều mong chờ tăng lương tối thiểu vùng...

Nâng cao hiệu quả xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Nam Dương |

LĐLĐ huyện Hóc Môn, TPHCM và LĐLĐ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vừa tổ chức hội nghị sơ kết quy chế phối hợp và sinh hoạt chuyên đề “Nâng cao hiệu quả xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”.