WHO tuyên bố tình trạng “khẩn cấp quốc tế” bao nhiêu lần?

Như Tâm |

Các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23.6 họp để xác định đậu mùa khỉ có tạo ra tình trạng khẩn cấp quốc tế hay không.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế - cấp cảnh báo cao nhất - với 6 đợt bùng phát dịch bệnh trên thế giới. Đó là COVID-19 (năm 2020), đợt bùng phát Ebola tại Congo (năm 2019), virus Zika (năm 2016), bệnh bại liệt (năm 2014), đợt bùng phát Ebola ở Tây Phi (năm 2014) và virus H1 gây đại dịch cúm (năm 2009).

WHO không tuyên bố “đại dịch” nhưng bắt đầu dùng cụm từ này để mô tả COVID-19 hồi tháng 3.2020. Với nhiều chính phủ, thời điểm đó - chứ không phải khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước đó - mới là lúc họ thực sự hành động để kiểm soát COVID-19 và quá muộn để tạo ra sự khác biệt.

Các đợt bùng phát khác, như sốt vàng da ở Angola và Congo năm 2016, cũng được ủy ban của WHO đánh giá nhưng chúng không đạt tiêu chí: Một sự kiện lây lan toàn cầu bất thường cần có sự phối hợp giữa các quốc gia.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế chủ yếu nhằm thu hút sự chú ý, không chính thức mở khóa tài trợ hoặc triển khai các biện pháp mới, nhưng có thể tạo thêm sức nặng cho các lời khuyên từ WHO, hành động của các quốc gia. Một ủy ban chuyên gia sẽ đưa ra khuyến nghị và quyết định cuối cùng nằm ở Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

COVID-19

Ước tính gần đây từ WHO cho thấy, khoảng 15 triệu người có thể đã tử vong vì COVID-19. COVID-19 được coi là khẩn cấp bởi WHO vào tháng 1.2020, một tháng sau khi bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Một ủy ban độc lập do WHO bổ nhiệm gần đây cho rằng, cơ quan này nên coi đợt bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc là tình trạng khẩn cấp quốc tế sớm hơn.

Ebola ở Congo

Ủy ban khẩn cấp về Ebola của WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế vào tháng 7.2019, sau khi nhà chức trách Congo đã mất một năm để ứng phó dịch bệnh trong một vùng xung đột. Tổng cộng, 3.481 ca nhiễm, 2.229 trường hợp tử vong trong đợt bùng dịch này.

Nhân viên y tế di chuyển thi thể một bệnh nhân Ebola qua đời ở tỉnh North Kivu, Congo, ngày 22.8.2018. Ảnh: AFP
Nhân viên y tế di chuyển thi thể một bệnh nhân Ebola tử vong ở tỉnh North Kivu, Congo, ngày 22.8.2018. Ảnh: AFP

Zika

WHO năm 2016 tuyên bố Zika là tình trạng y tế cộng đồng gây lo ngại quốc tế. Zika lây lan ra hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi ổ dịch được phát hiện ở Brazil năm 2015.

Đến tháng 11.2016, khi WHO thu hồi tình trạng khẩn cấp, thế giới ghi nhận khoảng 2.300 ca em bé sinh ra với tật đầu nhỏ, chủ yếu là ở Brazil. Tật đầu nhỏ là tình trạng do virus Zika gây ra, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ sau này.

Bại liệt

Năm 2014, WHO tuyên bố sự bùng phát của bại liệt là một tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp gây lo ngại quốc tế và vẫn duy trì đến nay với căn bệnh có thể khiến trẻ em bị liệt và tử vong này.

Việc Pakistan không thể ngăn dịch bệnh lây lan khiến các biện pháp cấp độ quốc tế được kích hoạt, áp dụng cho Syria và Cameroon. Số ca bại liệt ở Pakistan tăng từ 58 năm 2012 lên 93 và năm 2013, chiếm hơn 20% tổng số 417 ca trên thế giới.

Ebola ở Tây Phi

Đợt bùng phát Ebola ở Sierra Leone, Guinea và Liberia từ năm 2013 đến 2016 đã làm ít nhất 11.300 người chết, nhiều hơn con số của tất cả các đợt bùng phát Ebola được biết đến trước đó cộng lại.

Một đợt bùng phát sốt xuất huyết từng khiến nền kinh tế ba quốc gia trên thiệt hại 53 tỉ USD, theo nghiên cứu năm 2018 đăng trên Tạp chí Dịch bệnh Truyền nhiễm.

Cúm lợn

Đại dịch cúm lợn năm 2009 làm khoảng 284.500 người chết, gấp khoảng 15 lần con số được xác nhận bằng xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm khi đó, theo một nhóm nhà khoa học quốc tế.

Nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Dịch bệnh Truyền nhiễm Lancet cho thấy con số tử vong trên thực tế có thể lên đến 579.000 người. Ước tính ban đầu, do WHO tập hợp, đưa ra con số 18.500 người.

Như Tâm
TIN LIÊN QUAN

WHO lên tiếng về báo cáo virus đậu mùa khỉ có trong tinh dịch

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét các báo cáo cho biết virus đậu mùa khỉ có trong tinh dịch của bệnh nhân, khám phá khả năng bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục.

Vì sao WHO muốn khẩn cấp đổi tên bệnh đậu mùa khỉ

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thảo luận với các chuyên gia virus về việc đổi tên bệnh đậu mùa khỉ để giảm thiểu kỳ thị, phân biệt chủng tộc trong bối cảnh gần 1.300 ca bệnh đã được ghi nhận ở 28 quốc gia.

WHO: Đậu mùa khỉ khó thành đại dịch

Như Tâm |

Một quan chức WHO cho biết tổ chức này không tin đợt bùng phát đậu mùa khỉ ngoài Châu Phi hiện tại có thể biến thành đại dịch.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

WHO lên tiếng về báo cáo virus đậu mùa khỉ có trong tinh dịch

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét các báo cáo cho biết virus đậu mùa khỉ có trong tinh dịch của bệnh nhân, khám phá khả năng bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục.

Vì sao WHO muốn khẩn cấp đổi tên bệnh đậu mùa khỉ

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thảo luận với các chuyên gia virus về việc đổi tên bệnh đậu mùa khỉ để giảm thiểu kỳ thị, phân biệt chủng tộc trong bối cảnh gần 1.300 ca bệnh đã được ghi nhận ở 28 quốc gia.

WHO: Đậu mùa khỉ khó thành đại dịch

Như Tâm |

Một quan chức WHO cho biết tổ chức này không tin đợt bùng phát đậu mùa khỉ ngoài Châu Phi hiện tại có thể biến thành đại dịch.