Vì sao Indonesia chuyển thủ đô đến vùng rừng nhiệt đới Borneo?

Thanh Hà |

Jakarta, thủ đô hiện tại của Indonesia, đang chìm ở mức báo động do khai thác nước ngầm quá mức.

Indonesia đang di dời thủ đô từ Jakarta đến một địa điểm cách xa hơn 1.000km trong khu rừng nhiệt đới trên đảo Borneo.

Tại sao nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang chuyển trung tâm hành chính đến Nusantara -  khu vực đa dạng sinh học, nơi có những khu rừng nhiệt đới lâu đời nhất thế giới.

Thành phố đang chìm

Nghiên cứu của Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ Indonesia vào năm 2021 chỉ ra, Jakarta chìm trung bình khoảng 6cm mỗi năm, trở thành một trong những thành phố đang chìm nhanh nhất trên trái đất.

Heri Andreas - nhà khoa học Trái đất tại Viện Công nghệ Bandung - chia sẻ với AFP: “Việc xây dựng đê biển là không thể tránh khỏi vì lũ lụt đã xảy ra nhưng theo thời gian đê biển sẽ chìm xuống và lũ lụt sẽ lại xảy ra”.

“Giải pháp tốt nhất để kiểm soát sụt lún đất là kiểm soát khai thác nước ngầm" - ông nói.

Dự kiến 1/4 diện tích Jakarta sẽ bị chìm hoàn toàn vào năm 2050 nếu không có biện pháp khẩn cấp nào được triển khai. Ảnh: AFP
Dự kiến 1/4 diện tích Jakarta sẽ bị chìm hoàn toàn vào năm 2050 nếu không có biện pháp khẩn cấp nào được triển khai. Ảnh: AFP

Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia Indonesia cho hay, 1/4 diện tích của thủ đô Jakarta sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn vào năm 2050 nếu không có biện pháp khẩn cấp nào được thực hiện.

Gánh nặng quá mức

Jakarta là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với hơn 30 triệu cư dân sống trong vùng đô thị rộng lớn hơn.

Ô nhiễm từ những con đường giao thông tắc nghẽn, thiếu hệ thống thu gom rác khiến nhiều người phải đốt rác, dẫn tới chất lượng không khí Jakarta có thời điểm ngang với New Delhi và Bắc Kinh.

Chính phủ ước tính tình trạng tắc đường kéo dài nhiều giờ khắp thành phố gây thiệt hại kinh tế hàng tỉ USD mỗi năm.

Djoko Setijowarno, nhà phân tích giao thông từ Hiệp hội Vận tải Indonesia, cho hay: “Gánh nặng của Jakarta là vô cùng nặng nề. Việc đi lại rất kém hiệu quả,  kéo dài và mệt mỏi. Nó cũng làm giảm năng suất của mọi người".

Tổng thống Widodo cho biết, ông hình dung thủ đô mới của Indonesia là một thành phố hiện đại, nơi mọi người có thể đi xe đạp và đi bộ  với những điểm đến gần nhau.

Phân phối sự thịnh vượng

Với hơn 17.000 hòn đảo, Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất trên Trái đất. Tuy nhiên, dân số và nền kinh tế của nước này chủ yếu tập trung ở Jakarta. Đảo Java là nơi sinh sống của hơn một nửa trong số 270 triệu dân Indonesia.

Chính phủ muốn đa dạng hóa các trung tâm quyền lực kinh tế và chính trị của Indonesia. "Việc di dời thủ đô là để phân phối, để công bằng. Chúng ta có 17.000 hòn đảo nhưng 56% dân số sống ở Java. Có 156 triệu người ở Java" - ông Widodo nói hồi tháng 3.2022.

Tỉnh Đông Kalimantan - nơi thủ đô mới Nusantara sẽ được xây dựng - có chưa tới 4 triệu người.

Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị 56.180 ha ở tỉnh Đông Kalimantan trên đảo Borneo cho việc xây thủ đô mới.

Vùng không thiên tai

Một lý do khác cho việc di dời thủ đô được chính phủ Indonesia đề cập là giảm nhẹ thiên tai. Theo Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý, bao quanh Jakarta là các đường đứt gãy đang hoạt động nên dễ xảy ra động đất. Trong khi đó, Borneo có khả năng xảy ra động đất thấp nhất so với các đảo lớn khác của Indonesia bởi nằm xa các đường đứt gãy đang hoạt động.

Jakarta cũng thường xuyên phải đối phó với lũ lụt vì nằm trên vùng đất đầm lầy.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nguồn cung cấp nước có thể cạn kiệt hơn nữa ở Jakarta cũng như đảo Java nếu Indonesia không giảm sức ép cho siêu đô thị này.

"Jakarta và đảo Java đang hướng tới cuộc khủng hoảng nước sạch. Chúng tôi dự đoán cuộc khủng hoảng có thể xảy ra vào năm 2050" - nhà khoa học trái đất Andreas cho biết.

Ông chỉ ra, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dân số nhanh chóng là nguyên nhân. Khi dân số bùng nổ, điều kiện vệ sinh kém đi nhiều hơn, các chất ô nhiễm gây ô nhiễm sông ngòi và nguồn nước ngầm nông dẫn tới không thể sử dụng được.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngọn núi lửa cao nhất Indonesia phun trào, người dân sơ tán hàng loạt

Thanh Hà |

Người dân Indonesia sơ tán khi núi Semeru -  núi lửa cao nhất của đất nước, phun trào.

Thiệt hại nặng nề trong trận động đất 5,6 độ richter ở Indonesia

Khánh Minh |

Số người thiệt mạng trong trận động đất ở Indonesia hôm 21.11 ước tính đã lên đến ít nhất 252 người.

Thương vong tăng vọt sau động đất ở Indonesia

Thanh Hà |

Các quan chức Indonesia cho biết, trận động đất ngày 21.11 đã làm ít nhất 162 người chết, 700 người bị thương.

Nga phản công mạnh mẽ với trừng phạt của phương Tây

Thảo Phương |

Những chính sách thúc đẩy kinh tế của chính quyền Nga là đòn phản công mạnh mẽ đáp trả trừng phạt của Mỹ và các đồng minh.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới

Phương Ngân |

TPHCM - Trong ngày xét xử thứ 3, ngày 16.3, bị cáo Trần Phương Bình  - cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB, nói lời sau cùng, xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cấp dưới.

Xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch ở TPHCM gặp khó khăn

MINH QUÂN |

TPHCM đặt mục tiêu phát triển xe buýt sử dụng điện, nhiên liệu sạch để dần thay thế cho xe buýt chạy bằng xăng, dầu. Tuy nhiên, hàng loạt khó khăn về trạm cung cấp nhiên liệu, trạm sạc, đơn giá,... khiến kế hoạch phủ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của TPHCM gặp khó.

Quảng Trị: Đất giảm giá 50% vẫn không có người mua

HƯNG THƠ |

Năm 2023, tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ thu ngân sách thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là 800 tỉ đồng. Dù đã tổ chức một số phiên đấu giá, nhưng gần hết quý I, cả tỉnh chỉ mới thu được vài chục tỉ đồng.

Ngọn núi lửa cao nhất Indonesia phun trào, người dân sơ tán hàng loạt

Thanh Hà |

Người dân Indonesia sơ tán khi núi Semeru -  núi lửa cao nhất của đất nước, phun trào.

Thiệt hại nặng nề trong trận động đất 5,6 độ richter ở Indonesia

Khánh Minh |

Số người thiệt mạng trong trận động đất ở Indonesia hôm 21.11 ước tính đã lên đến ít nhất 252 người.

Thương vong tăng vọt sau động đất ở Indonesia

Thanh Hà |

Các quan chức Indonesia cho biết, trận động đất ngày 21.11 đã làm ít nhất 162 người chết, 700 người bị thương.