Vấn đề của Nga với thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Song Minh |

Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen do vẫn gặp phải những trở ngại trong việc đưa hàng nông sản của Nga ra thị trường thế giới.

Thỏa thuận ngũ cốc

Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vào tháng 7 năm ngoái để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Sáng kiến cho phép thực phẩm và phân bón được xuất khẩu từ ba cảng của Ukraina - Chornomorsk, Odesa và Pivdennyi (Yuzhny). Thỏa thuận đã được gia hạn ba lần, gần đây nhất là gia hạn đến ngày 17.7.

Theo Reuters, gần 32 triệu tấn ngô và lúa mì cho đến nay đã được Ukraina xuất khẩu theo thỏa thuận này. Sáng kiến cũng cho phép xuất khẩu an toàn amoniac - thành phần chính trong phân bón nitrat - nhưng không có loại nào được vận chuyển.

Để thuyết phục Nga đồng ý với sáng kiến, một hiệp ước ba năm cũng đã được kí kết vào tháng 7 năm ngoái, trong đó Liên Hợp Quốc đồng ý giúp Nga vượt qua mọi trở ngại đối với việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của nước này.

Mặc dù xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, song Mátxcơva cho biết các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm đã trở thành rào cản đối với việc xuất khẩu.

Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric tuần trước cho hay "những tháng qua đã cho thấy tiến bộ rõ rệt" trong việc cải thiện xuất khẩu của Nga, nhưng thách thức vẫn còn và chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để vượt qua mọi trở ngại còn lại".

Tại sao cần Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen?

Những người nghèo nhất trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá lương thực toàn cầu tăng cao. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) đã cảnh báo vào tháng 3 năm ngoái rằng, khả năng cung cấp lương thực cho khoảng 125 triệu người đang bị đe dọa vì 50% ngũ cốc của họ đến từ Ukraina.

Theo Liên Hợp Quốc, trong giai đoạn 2018-2020, châu Phi đã nhập khẩu 3,7 tỉ USD lúa mì (32% tổng nhập khẩu lúa mì của châu Phi) từ Nga và 1,4 tỉ USD khác từ Ukraina (12% tổng nhập khẩu lúa mì của châu Phi).

Năm ngoái, Liên Hợp Quốc cho biết 36 quốc gia trông cậy vào Nga và Ukraina để đảm bảo hơn một nửa lượng lúa mì nhập khẩu, bao gồm một số nước nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất như Lebanon, Syria, Yemen, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, hơn 625.000 tấn ngũ cốc đã được WFP vận chuyển cho các hoạt động viện trợ ở Afghanistan, Ethiopia, Kenya, Somalia và Yemen. Năm 2022, WFP đã mua hơn một nửa lượng lúa mì toàn cầu từ Ukraina.

Nga khiếu nại

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga đã bị phương Tây lừa dối vì xuất khẩu của chính nước này vẫn gặp vấn đề.

Mỹ bác bỏ những bất bình của Nga. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết vào tháng trước: "Họ đang xuất khẩu ngũ cốc và phân bón ở mức tương đương, nếu không muốn nói là cao hơn so với trước xung đột Ukraina".

Theo Tổng thống Putin, Nga đồng ý với thỏa thuận vì lợi ích của các nước ở châu Phi và Mỹ Latinh, nhưng chỉ khoảng 3,2-3,4% ngũ cốc được chuyển đến các nước nghèo nhất thế giới trong khi 40% được chuyển đến các nước thịnh vượng.

Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, khoảng 3% xuất khẩu theo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đã đến các nước có thu nhập thấp, trong khi các nước có thu nhập cao nhận được khoảng 44% và phần còn lại cho các quốc gia có thu nhập trung bình.

Liên Hợp Quốc luôn nói rằng thỏa thuận này mang tính thương mại và không nhằm mục đích nhân đạo hoàn toàn, nhưng mang lại lợi ích cho các nước nghèo hơn bằng cách giúp giảm giá lương thực trên toàn cầu.

Yêu cầu của Nga

Trong một bức thư gửi cho các quan chức Liên Hợp Quốc vào tháng 3, Nga đã nêu rõ các yêu cầu để đổi lấy việc tiếp tục hợp tác trong thỏa thuận ngũ cốc.

Mátxcơva muốn Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) kết nối lại với hệ thống thanh toán SWIFT. Ngân hàng đã bị Liên minh châu Âu cắt khỏi SWIFT vào tháng 6 năm ngoái. Một phát ngôn viên của EU cho biết khối này không xem xét việc khôi phục hoạt động của các ngân hàng Nga.

Như một giải pháp thay thế, các quan chức Liên Hợp Quốc đã yêu cầu ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase & Co (JPM.N) bắt đầu xử lí một số khoản thanh toán xuất khẩu ngũ cốc của Nga với sự đảm bảo từ chính phủ Mỹ.

Liên Hợp Quốc cũng đang hợp tác với Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi (Afreximbank) để tạo ra một nền tảng giúp xử lí các giao dịch xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga sang châu Phi.

Nga muốn nối lại hoạt động xuất khẩu amoniac ở Biển Đen thông qua một đường ống dẫn từ Togliatti của Nga đến cảng Pivdennyi của Ukraina. Đường ống bơm tới 2,5 triệu tấn amoniac hàng năm đã bị đóng cửa do xung đột.

Tháng 9 năm ngoái, Reuters đưa tin, Liên Hợp Quốc đề xuất rằng nhà sản xuất phân bón Nga Uralchem bán amoniac cho công ty kinh doanh hàng hóa Trammo có trụ sở tại Mỹ sau khi đến biên giới Nga-Ukraina thông qua đường ống.

Cho đến khi đường ống dẫn khí amoniac được khởi động lại, Nga cho biết sẽ hạn chế số lượng tàu được phép đến cảng Pivdennyi theo thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

EU lo vị thế đồng euro gặp nguy vì đóng băng ngoại tệ Nga

Ngọc Vân |

EU lo ngại vị thế đồng euro gặp nguy hiểm do hành vi lợi dụng ngoại tệ Nga bị đóng băng.

Thế giới sẽ rất khác khi xung đột Nga - Ukraina kết thúc

Ngọc Vân |

Nga sẽ không tin tưởng bất kì ai khác đảm bảo an ninh của mình khi xung đột Ukraina kết thúc.

Điểm đến của 30 triệu tấn ngũ cốc từ Ukraina

Ngọc Vân |

Hơn 30 triệu tấn ngũ cốc đã được vận chuyển kể từ tháng 8.2022 theo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Thẩm mỹ viện New York hẹn khách hàng Wonjin xử lý hợp đồng vào tháng 7

THÙY TRANG |

Ngày 19.6, một khách hàng của thẩm mỹ viện Wonjin chi nhánh tại Đà Nẵng cho biết, nhân viên của thẩm mỹ viện New York hẹn giữa tháng 7, chủ cơ sở sẽ làm việc với họ để có hướng xử lý hợp đồng. Còn hiện tại, do đã đổi tên đổi chủ nên nhân viên không có trách nhiệm gì nữa với khách hàng của thẩm mỹ viện Wonjin.

Áp thấp nhiệt đới dự báo mạnh lên thành bão ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Áp thấp nhiệt đới đã hình thành ở vùng trung tâm Đại Tây Dương và được dự báo mạnh lên thành bão Bret vào ngày 21.6.

Tin sáng: Luật sư bào chữa nêu trăn trở về vụ án bà Lê Thị Dung

Nhóm pv |

Tin sáng 20.6: EVN thua lỗ nhưng công ty con lãi nghìn tỉ, thanh tra, kiểm toán là sẽ ra; Luật sư Trần Hồng Phúc tiếp tục lên tiếng về vụ án bà Lê Thị Dung; Hà Nội sắp mở cổng đăng kí tuyển sinh trực tuyến; Trung Quốc khởi công đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới;...

“Mỏi miệng” tư vấn vẫn khó bán được xe vì dân chờ giảm 50% phí trước bạ

Xuyên Đông |

Nhiều tư vấn viên ôtô “mỏi miệng” nhưng khách chỉ tham khảo thông tin mà chưa chốt đơn. Lý do nhiều người chờ giảm 50% lệ phí trước bạ.

Tàu ngầm mất tích khi đưa du khách thám hiểm xác tàu đắm Titanic

Thanh Hà |

Tàu ngầm mất tích ở bắc Đại Tây Dương trong chuyến thám hiểm khám phá xác tàu đắm Titanic. Trên tàu ngầm có 5 du khách. Sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ đang được triển khai.

EU lo vị thế đồng euro gặp nguy vì đóng băng ngoại tệ Nga

Ngọc Vân |

EU lo ngại vị thế đồng euro gặp nguy hiểm do hành vi lợi dụng ngoại tệ Nga bị đóng băng.

Thế giới sẽ rất khác khi xung đột Nga - Ukraina kết thúc

Ngọc Vân |

Nga sẽ không tin tưởng bất kì ai khác đảm bảo an ninh của mình khi xung đột Ukraina kết thúc.

Điểm đến của 30 triệu tấn ngũ cốc từ Ukraina

Ngọc Vân |

Hơn 30 triệu tấn ngũ cốc đã được vận chuyển kể từ tháng 8.2022 theo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.