Trung Quốc giải cứu đường ống dẫn dầu 5 tỉ USD

Khánh Minh |

Các ngân hàng Trung Quốc nằm trong số những người giải cứu đường ống dẫn dầu trị giá 5 tỉ USD ở châu Phi sau khi các nhà tài chính phương Tây ra đi.

Đường ống dẫn dầu Đông Phi

SCMP đưa tin, theo Bộ Năng lượng Uganda, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim) và “một số ngân hàng Trung Quốc khác” sẽ đảm bảo khoản cho vay 3 tỉ USD để xây dựng đường ống dẫn dầu Đông Phi (EACOP).

“Một phần số tiền sẽ đến từ Ngân hàng Exim của Trung Quốc” - Bộ trưởng Năng lượng Uganda Ruth Nankabirwa cho biết.

Thông báo này đã chấm dứt suy đoán rằng dự án sẽ bị đình trệ sau khi hàng chục ngân hàng và các công ty bảo hiểm từ chối tham gia tài trợ.

Uganda và Tanzania có kế hoạch xây dựng đường ống dài 1.445 km để vận chuyển dầu thô từ hai mỏ dầu tại hồ Albert ở tây bắc Uganda đến cảng Tanga ở Tanzania trên Ấn Độ Dương. Đường ống dự kiến ​vận chuyển 216.000 thùng dầu mỗi ngày cho các thị trường quốc tế.

Nguồn tài chính cho dự án được phân chia với tỉ lệ vay và vốn chủ sở hữu là 60-40, nghĩa là đi vay 3 tỉ USD và các cổ đông góp 2 tỉ USD vốn cổ phần.

Tập đoàn Dầu khí TotalEnergies của Pháp sở hữu cổ phần lớn nhất trong dự án với tỉ lệ 62%, trong khi Công ty Dầu khí Quốc gia Uganda và Tập đoàn Phát triển Dầu khí Tanzania mỗi bên nắm giữ 15%. Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu 8% còn lại của dự án.

Ngoài các ngân hàng chính của Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Châu Phi (Afreximbank) và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo của Saudi Arabia đã đồng ý cho vay tổng cộng 300 triệu USD.

Uganda ước tính có khoảng 6,5 tỉ thùng dầu thô - tương đương với 1,4 tỉ thùng dầu có thể thu hồi được.

Đình trệ dự án

Kể từ khi các mỏ dầu khả thi về mặt thương mại được phát hiện vào năm 2006 trên bờ hồ Albert, sát biên giới Cộng hòa Dân chủ Congo, việc sản xuất đã bị đình trệ do những bất đồng, vấn đề tài trợ và những khó khăn về cơ sở hạ tầng.

Năm 2020, Tullow Oil, có trụ sở chính tại London, Anh, đã bán cổ phần của mình trong dự án cho TotalEnergies.

Nhưng dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà vận động nhân quyền và các nhóm môi trường. Họ cho rằng các mỏ dầu và đường ống dẫn dầu đe dọa hệ sinh thái mong manh của khu vực và sinh kế của hàng nghìn người dân.

Năm ngoái, vấn đề này đã được đưa ra bàn tại Nghị viện Châu Âu và các nghị sĩ đã thông qua nghị quyết kêu gọi dừng dự án vì những lo ngại về môi trường và nhân quyền.

Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Uganda Zhang Lihong cho biết EU “không nên viện cớ các vấn đề về môi trường và nhân quyền để ngăn cản sự phát triển” của các dự án.

Theo #StopEACOP - chiến dịch phản đối xây dựng đường ống - 25 ngân hàng lớn bao gồm Barclays, Credit Suisse, Citi, HSBC, Deutsche Bank, Morgan Stanley và JP Morgan Chase, cùng 23 công ty tái bảo hiểm đã loại trừ việc ủng hộ đường ống.

Đầu tháng này, Ngân hàng Standard Chartered từ chối tài trợ cho dự án, tuyên bố “không liên quan đến việc tài trợ cho EACOP”.

Đáp lại, chính phủ Uganda cho biết dự án sẽ được tiến hành bất kể điều gì. “Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ nhận được tài trợ. Chúng tôi đang tiến hành kế hoạch của mình vì đây không phải là một dự án bị bỏ dở” - Bộ trưởng Nankabirwa cho biết hôm 9.5 tại Hội nghị Dầu khí Đông Phi lần thứ 10 ở Kampala. “Điều tốt là chúng tôi đang làm việc với các công ty dầu khí - Total và CNOOC - và chúng tôi đảm bảo rằng các vấn đề môi trường đã được xem xét”, ông Nankabirwa nói thêm.

Xây dựng đường ống dẫn dầu Đông Phi ở Công viên Quốc gia Thác Murchison, Uganda. Ảnh: China Dialogue
Xây dựng đường ống dẫn dầu Đông Phi ở Công viên Quốc gia Thác Murchison, Uganda. Ảnh: China Dialogue/Erik Sampers/Alamy

Vai trò của Trung Quốc

Venu Narla, nhà phân tích cao cấp về dầu khí tại GlobalData, cho biết, quyết định không tài trợ cho dự án EACOP của Ngân hàng Standard Chartered hoặc bất kỳ nhà tài chính tiềm năng nào khác của châu Âu dường như không có bất kỳ tác động đáng kể nào đến nguồn tài chính của dự án.

Các ngân hàng sẽ bảo đảm chi phí vay của dự án, 40% còn lại sẽ được tài trợ bởi các cổ đông góp vốn. Các ngân hàng Trung Quốc là những nhà đầu tư chính trong dự án EACOP.

TotalEnergies gần đây đã ký một thỏa thuận với China Petroleum Pipeline Engineering, một công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), để xây dựng và cung cấp đường ống.

Tháng 2 năm nay, Công ty Xây dựng và Kỹ thuật Dầu khí Trung Quốc ký thỏa thuận với TotalEnergies để xây dựng các cơ sở tại Tilenga.

Ngân hàng Standard của Nam Phi và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đang đóng vai trò cố vấn tài chính và đứng đầu các công ty thu xếp cho EACOP vay. ICBC sở hữu 20% cổ phần của Standard Bank, ngân hàng lớn nhất Nam Phi.

Brendon Cannon, một học giả chuyên nghiên cứu về an ninh và địa chính trị tại Đại học Khalifa ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, cho biết ông không mong đợi bất kỳ khoản tài trợ nào từ châu Âu ngoài số tiền mà TotalEnergies đã huy động được.

Ông cũng không mong đợi bất kỳ khoản tài trợ nào từ Nhật Bản vì chính phủ Nhật Bản sẽ không hỗ trợ bất kỳ dự án hydrocarbon mới nào.

“Nhưng Trung Quốc luôn tham gia vào dự án này với tư cách là một đối tác quan trọng và dầu thô luôn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc một lần nữa trở thành người chơi không thể thiếu ở Đông Phi - ngay cả khi phương Tây và Nhật Bản chỉ trích vai trò của Bắc Kinh ở đó” - ông Cannon nói.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc nhập lô LNG đầu tiên bằng nhân dân tệ

Khánh Minh |

Trung Quốc nhập khẩu 65.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ UAE bằng nhân dân tệ.

Năng lượng thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc với các nước sân sau của Nga

Ngọc Vân |

Trung Quốc đang ngày càng coi Trung Á - theo truyền thống được coi là sân sau của Nga - là đối tác năng lượng lớn.

EU đề xuất chính thức dừng đường ống dẫn dầu lớn bậc nhất thế giới từ Nga

Song Minh |

EU đề xuất chính thức dừng cung cấp dầu qua đường ống dẫn dầu lớn bậc nhất thế giới từ Nga đến Đức và Ba Lan.

Cú hích từ phát hiện rùng rợn 2.000 bào thai thối rữa ở ngôi chùa Thái Lan

Ngọc Vân |

Vụ việc hơn 2.000 bào thai bốc mùi hôi thối chất đống trong một ngôi chùa ở Thái Lan suốt hơn 1 năm là cú hích dẫn đến sửa đổi luật nạo phá thai ở nước này.

20 đóng bảo hiểm xã hội vẫn ''mòn mỏi'' chờ lương hưu

MINH HÀ-NGUYỄN TÙNG |

Theo phản ánh của một số người dân ở tỉnh Tuyên Quang, mặc dù họ đã đóng bảo hiểm xã hội theo diện hộ kinh doanh cá thể nhưng chưa được tính thời gian đóng để hưởng chế độ. Có những trường hợp đã đóng đủ 20 năm vẫn ''mòn mỏi'' chờ lương hưu.

Lãi suất giảm, nhưng vẫn quá sức chịu đựng của doanh nghiệp

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, để "cứu" doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ có thể yêu cầu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất xuống dưới 10%.

Thuỷ điện Trị An lên 2 kịch bản điều tiết nước trước nguy cơ khô hạn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 23.5, ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty Thủy điện Trị An cho biết, hiện nay, lượng nước về hồ Trị An đạt khoảng 52m, gần mực nước tối thiểu theo quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa và tăng khoảng 1,5m so với thấp điểm đầu tháng 5.2023.

Tuyển nữ Việt Nam nhận thưởng 5,8 tỉ đồng sau thành tích tại SEA Games 32

AN NGUYÊN |

Đội tuyển nữ Việt Nam nhận thưởng 5,8 tỉ đồng, U22 Việt Nam nhận 2,4 tỉ đồng sau thành tích tại SEA Games 32.

Trung Quốc nhập lô LNG đầu tiên bằng nhân dân tệ

Khánh Minh |

Trung Quốc nhập khẩu 65.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ UAE bằng nhân dân tệ.

Năng lượng thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc với các nước sân sau của Nga

Ngọc Vân |

Trung Quốc đang ngày càng coi Trung Á - theo truyền thống được coi là sân sau của Nga - là đối tác năng lượng lớn.

EU đề xuất chính thức dừng đường ống dẫn dầu lớn bậc nhất thế giới từ Nga

Song Minh |

EU đề xuất chính thức dừng cung cấp dầu qua đường ống dẫn dầu lớn bậc nhất thế giới từ Nga đến Đức và Ba Lan.