Tầm quan trọng của thoả thuận về chip của Mỹ với Hà Lan, Nhật Bản

Thanh Hà |

Nhật Bản và Hà Lan gia nhập với Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với máy móc bán dẫn tiên tiến, tạo nên liên minh hùng mạnh tác động tới tham vọng xây dựng năng lực chip nội địa của Bắc Kinh.

Sau nhiều năm Mỹ vận động hành lang, Nhật Bản và Hà Lan đã đồng ý thắt chặt các hạn chế với xuất khẩu công nghệ sản xuất chip cho các công ty Trung Quốc. Tin tức về thỏa thuận đã được Bloomberg, Financial Times và New York Times đưa tin.

Các biện pháp kiểm soát được thiết kế để hạn chế khả năng Trung Quốc tăng cường sản xuất chip trong nước và được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố các hạn chế tương tự vào tháng 10.2022.

Trước đó, có lo ngại rằng, việc tiếp cận dễ dàng hơn với chất bán dẫn tiên tiến sẽ cho phép Trung Quốc củng cố năng lực quân sự và trí tuệ nhân tạo của nước này.

Theo Bloomberg, không có bất kỳ kế hoạch thông báo công khai về thỏa thuận này và có thể mất “vài tháng” để Nhật Bản và Hà Lan “hoàn tất các thỏa thuận pháp lý”.

Khi được hỏi về thỏa thuận này ngày 27.1, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết: “Đây là một chủ đề nhạy cảm đến mức chính phủ Hà Lan chọn cách trao đổi cẩn thận và điều đó có nghĩa là chúng tôi chỉ trao đổi rất hạn chế”.

ASML là công ty quan trọng nhất chịu ảnh hưởng theo các hạn chế của Hà Lan. Đây là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất cái gọi là máy quang khắc tia cực tím, thiết bị rất quan trọng trong sản xuất chất bán dẫn tiên tiến.

CNBC trước đây đưa tin, công ty đã không thể vận chuyển máy quang khắc tia cực tím tiên tiến EUV của hãng tới Trung Quốc nhưng vẫn có thể vận chuyển các máy quang khắc tia cực tím sâu DUV cũ hơn.

ASML là công ty quan trọng nhất chịu ảnh hưởng theo các hạn chế của Hà Lan. Ảnh: AFP
ASML là công ty quan trọng nhất chịu ảnh hưởng theo các hạn chế của Hà Lan. Ảnh: AFP

Bloomberg trước đây lưu ý, những hạn chế mới dự kiến ngăn chặn việc bán “ít nhất một số” máy DUV này. Điều này sẽ hạn chế hơn nữa khả năng sản xuất chip tiên tiến và thiết lập dây chuyền sản xuất của các công ty Trung Quốc.

Giám đốc điều hành ASML Peter Wennink từng chia sẻ với CNBC, Trung Quốc chiếm khoảng 15% doanh số bán hàng của công ty trong năm 2022.

Ông Wennink nói rằng, bất kỳ hạn chế nào cũng khó có thể ngăn cản Trung Quốc xây dựng các phiên bản máy móc của riêng nước này.

“Nếu họ không thể có được những chiếc máy đó, họ sẽ tự phát triển chúng. Điều đó sẽ mất thời gian, nhưng cuối cùng họ sẽ đạt được" - lãnh đạo ASML lưu ý.

Về phía Nhật Bản, các hạn chế dự kiến ảnh hưởng đến các công ty như Nikon và Tokyo Electron.

Cùng với việc cắt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhà Trắng đã sử dụng ảnh hưởng của nước này để kích thích sản xuất chip trong nước.

Tổng thống Joe Biden đã ký Đạo luật Khoa học và CHIPS trị giá 280 tỉ USD vào tháng 8 năm ngoái, bao gồm 52 tỉ USD trợ cấp cho sản xuất chất bán dẫn. Intel, TSMC và Samsung đều đã công bố hoặc đang tích cực xây dựng các cơ sở sản xuất chất bán dẫn mới ở Mỹ.

Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan là nơi đặt trụ sở của các công ty quan trọng nhất sản xuất thiết bị sản xuất chip, bao gồm ASML, Tokyo Electron của Nhật Bản và Applied Materials của Mỹ.

Trước đó, khi Mỹ đơn độc áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu chip, các nhà sản xuất thiết bị của nước này phản ứng và cho rằng động thái của Washington cho phép các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài tiếp tục hoạt động tại một trong những thị trường lớn nhất cho sản phẩm này.

Fiona Lim - chiến lược gia ngoại hối tại Malayan Banking Berhard ở Singapore - nhận định, việc Nhật Bản, Hà Lan gia nhập liên minh hạn chế xuất khẩu công nghệ sản xuất chip sang Trung Quốc khiến cho bước leo thang tiếp theo trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung có sức nặng hơn một chút và có thể khiến đồng nhân dân tệ yếu hơn trong thời gian tới.

Trung Quốc đã ứng phó lại nỗ lực của Mỹ trong vấn đề này. Bắc Kinh đã đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12 năm ngoái nhằm đảo ngược các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do Mỹ áp đặt.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Làn sóng sa thải quét qua ngành truyền thông Mỹ

Thanh Hà |

Truyền thông Mỹ chấn động bởi làn sóng sa thải trong bối cảnh kinh tế ảm đạm.

Đế chế của tỉ phú giàu nhất Châu Á rung chuyển sau báo cáo gian lận

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Adani Group - tập đoàn Ấn Độ do Gautam Adani, một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới - đứng đầu, đã giảm mạnh ngày 27.1 sau khi một công ty nghiên cứu của Mỹ công bố nhiều cáo buộc gian lận làm rúng động giới kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Đức, Mỹ thay đổi quyết định, đồng loạt cấp xe tăng thiện chiến cho Ukraina

Thanh Hà |

Ukraina có thể nhận được hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ trong khi Đức đã đồng ý cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Kiev.

Người dân vạ vật, xếp hàng dài chờ hàng giờ xuất cảnh tại sân bay Nội Bài

MINH HÀ |

Đêm 29 rạng sáng 30.1, tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, theo ghi nhận của Báo Lao Động, lượng hành khách đến tăng đột biến, sân bay đông nghịt. Hành khách phải chờ 30-45 phút, thậm chí hơn 1 tiếng để check-in và ký gửi hành lý.

Tiến Linh có cơ hội giành Quả bóng vàng 2022

Thanh Vũ |

Tiến Linh đang được đánh giá sáng cửa nhất trong cuộc đua giành Quả bóng vàng 2022.

Lãnh đạo bến xe Giáp Bát: Kiểm tra các nhà xe vi phạm sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Mạnh Hà, Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, hiện tượng xe khách trả khách không đúng nơi quy định, xe ghép, xe limousine... hoạt động rầm rộ thời gian qua là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách tại bến xe sụt giảm nghiêm trọng. Ông Hà cho biết, sẽ tiến hành xác minh, kiểm tra thông tin và gửi công văn đến các nhà xe vi phạm để chấm dứt tình trạng này.

Nguồn cung khan hiếm, chủ đầu tư tìm quỹ đất để tăng sản phẩm

ANH HUY |

Thị trường bất động sản (BĐS) tại Hà Nội được dự báo sẽ không có nhiều biến động trong vài tháng đầu năm 2023, bên cạnh đó nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm. Nhiều chủ đầu tư đang tích cực tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm với giá cả phải chăng, đa dạng...

Chứng khoán: VN-Index bước vào giai đoạn mang tính tích luỹ mới

Gia Miêu |

VN-Index vẫn đang có nhiều cơ hội để tiến sát khu vực 1.150 - 1.160 điểm khi tâm lý và dòng tiền đang hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Làn sóng sa thải quét qua ngành truyền thông Mỹ

Thanh Hà |

Truyền thông Mỹ chấn động bởi làn sóng sa thải trong bối cảnh kinh tế ảm đạm.

Đế chế của tỉ phú giàu nhất Châu Á rung chuyển sau báo cáo gian lận

Thanh Hà |

Cổ phiếu của Adani Group - tập đoàn Ấn Độ do Gautam Adani, một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới - đứng đầu, đã giảm mạnh ngày 27.1 sau khi một công ty nghiên cứu của Mỹ công bố nhiều cáo buộc gian lận làm rúng động giới kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Đức, Mỹ thay đổi quyết định, đồng loạt cấp xe tăng thiện chiến cho Ukraina

Thanh Hà |

Ukraina có thể nhận được hàng chục xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ trong khi Đức đã đồng ý cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Kiev.