Sự hối hận muộn màng của nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Là nhà xuất khẩu khí đốt LNG hàng đầu thế giới, Qatar từng khiến cả thế giới sửng sốt khi tuyên bố đến năm 2027 sẽ mở rộng sản xuất hơn 50% lên 126 triệu tấn/năm.

Tham vọng thống trị thị trường LNG

Tháng 2.2021, Qatar vạch ra kế hoạch đến năm 2027 sẽ mở rộng sản xuất hơn 50% khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đảm bảo sự thống trị trong lĩnh vực xuất khẩu LNG trong ít nhất hai thập kỷ.

Khi làm như vậy, Qatar về cơ bản tham vọng rằng không quốc gia nào khác có thể sánh kịp sản lượng của nước này, do đó thiết lập sự thống trị trong lĩnh vực LNG trong tương lai gần. Giờ đây, rất có thể các nhà lãnh đạo Qatar đang hối hận về động thái đó.

Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ năm 2021. Đại dịch COVID-19 kéo dài hơn hầu hết mọi người có thể dự đoán, gây ra tác động lớn đối với hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế trên hành tinh.

Và sau đó, khi các triển vọng kinh tế vẫn mù mịt và các ngành năng lượng trải qua sự biến động cực độ khi cố gắng điều chỉnh mức cung và cầu không thể đoán trước trong một bối cảnh chưa từng có, thì Nga - nhà xuất khẩu dầu và khí đốt, LNG lớn thứ hai thế giới thế giới sau Saudi Arabia - tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Kết quả là sự hỗn loạn. Các mối đe dọa trừng phạt đã biến thành một cuộc chiến năng lượng toàn diện, ngành năng lượng của châu Âu rơi vào khủng hoảng và tình hình địa chính trị mãi mãi thay đổi.

Giờ đây, Qatar đang mắc kẹt với một lượng lớn LNG và một thị trường đang thay đổi. Không phải là nhu cầu thấp, mà vấn đề là không ai muốn kí một thỏa thuận dài hạn về LNG khi thị trường quá biến động và rất nhiều nhà sản xuất năng lượng lớn khác đang thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng của riêng họ.

Bloomberg cho hay, hiện tại thế giới cần LNG, nhưng từ giữa thập kỷ này nhu cầu có thể sẽ không nhiều, do nhiều dự án có thể trùng với các dự án ở Mỹ và một số nơi khác. Trong khi đó, Doha nhấn mạnh vào các điều khoản hợp đồng đặc biệt nghiêm ngặt với thời hạn dài - điều đang khiến những người mua tiềm năng e ngại.

Các dự án LNG khổng lồ

Ngoài sản lượng LNG khổng lồ của Qatar, các dự án khổng lồ trị giá hàng tỉ USD khác đang được tiến hành để thúc đẩy sản xuất ở Australia, trong khi Mỹ đang trên đường giành lại vị trí là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, vượt qua Australia và Qatar.

Năm 2022, QatarEnergy kí một thỏa thuận hợp tác với TotalEnergies của Pháp để mở rộng dự án LNG North Field East ở Pháp. Ảnh: TotalEnergies
Năm 2022, QatarEnergy kí thỏa thuận hợp tác với TotalEnergies của Pháp để mở rộng dự án LNG North Field East lớn nhất thế giới. Ảnh: TotalEnergies

Một khi tất cả các dự án lớn này đi vào hoạt động cùng thời điểm trong thập kỷ tới, thị trường sẽ tràn ngập khí tự nhiên dồi dào và rẻ, và ba ông lớn - Mỹ, Australia và Qatar - có thể sẽ phải giữ giá tương đối thấp để cạnh tranh với nhau.

Tất cả các siêu nhà sản xuất LNG này đều đang tăng cường sản xuất với kì vọng rằng cơn khát khí đốt của thị trường châu Á sẽ hầu như không thể nguôi ngoai trong những thập kỷ tới.

Khi các nền kinh tế lớn bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mở rộng và đấu tranh để duy trì an ninh năng lượng trước nhu cầu ngày càng tăng, họ phải đối mặt với cái được gọi là bộ ba bất khả thi về năng lượng: Đảm bảo nguồn cung năng lượng an toàn và đáng tin cậy; giữ giá năng lượng phải chăng; và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.

Dự kiến khí đốt tự nhiên sẽ là chìa khóa để cân bằng bộ ba bất khả thi trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù là nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo, khí tự nhiên có lượng khí thải carbon thấp hơn đáng kể so với dầu và than, giá khí đốt cũng tương đối rẻ, phong phú và có cơ sở hạ tầng quan trọng hiện có để hỗ trợ phát triển trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu.

Do đó, khí tự nhiên hóa lỏng LNG, dạng nhiên liệu dễ vận chuyển nhất, được coi là bước đệm quan trọng giữa nhiên liệu hóa thạch bẩn hơn và năng lượng không phát thải trên con đường khử carbon toàn cầu.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, “với thời gian cần thiết để xây dựng năng lượng tái tạo mới và thực hiện các cải tiến hiệu quả năng lượng, khí đốt vẫn là phương án tiềm năng nhanh chóng để giảm phát thải”.

Tuy nhiên, khi rất nhiều quốc gia nhảy vào sản xuất LNG, có mối lo ngại lớn về việc liệu nhu cầu về khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu có thực sự theo kịp với sự gia tăng nguồn cung hay không.

Cũng có những lo ngại từ các nhà môi trường về việc không có thời gian để đưa vào giai đoạn “bước đệm” giữa than và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, cho rằng thay vào đó, các quốc gia đang phát triển phải đi tắt đón đầu giai đoạn này.

Tuy nhiên, các dự án hiện tại đang được tiến hành ở Qatar, Australia và Mỹ hầu như không đảm bảo rằng khí đốt sẽ chiếm ưu thế trong nhiều tổ hợp năng lượng quốc gia trong hai thập kỷ tới, vì nó gần như chắc chắn sẽ có giá cả phải chăng, dồi dào và đủ gần để có được các nhà lãnh đạo chính sách bật đèn xanh.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nước sản xuất dầu lớn bậc nhất thế giới căng thẳng với Nga

Khánh Minh |

Căng thẳng leo thang giữa Nga và Saudi Arabia về việc Nga tăng cường sản xuất dầu thô giá rẻ, bơm vào thị trường.

Cảnh báo đáng chú ý khi thế giới có thể dư thừa tàu chở LNG

Khánh Minh |

Thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ sẽ được đóng trong thập kỷ này.

Trung Quốc xoay chuyển ngoạn mục cục diện giá khí đốt thế giới

Ngọc Vân |

Giá khí đốt ở châu Á giảm xuống mức trước xung đột Nga - Ukraina do sự thay đổi của Trung Quốc.

Thu sai quy định, nhà trường vội vàng gọi phụ huynh đến trả lại tiền

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Sau khi Sở GDĐT tỉnh có công văn chấn chỉnh thu, chi và các hoạt động cuối năm, Trường Tiểu học Hải Trạch (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch) đã vội vàng thông báo cho phụ huynh đến để nhận lại tiền mà trường này đã thu chênh lệch, thu sai.

Thực phẩm chức năng "made in Korea, Japan..." nhưng sản xuất tại Chương Mỹ

Tô Thế |

Gần 12.000 lọ/hộp thực phẩm chức năng được đóng gói thành phẩm với bao bì nhãn mác bắt mắt. Đáng chú ý, mặc dù được sản xuất và đóng gói tại căn nhà chật hẹp ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tuy nhiên phía bên ngoài các vỏ hộp phần lớn được thể hiện có xuất xứ từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Tái sinh cho cô gái trẻ mất đôi bàn tay, gương mặt bị hủy hoại vì bỏng lửa

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Đôi bàn tay và gương mặt của chị Nguyễn Thị Linh (sinh năm 1995) bị hủy hoại vì bỏng lửa từ khi lên 3 tuổi. Nằm trên giường bệnh, chị Linh vẫn chưa thể tin những gì đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã làm và nỗ lực để giúp chị "tái sinh", nuôi hi vọng trở lại với cuộc sống của một người bình thường.

Xử phạt Thẩm mỹ Wonjin tại TP Vinh nếu không niêm yết giá dịch vụ

QUANG ĐẠI |

Chánh Tranh tra Sở Y tế Nghệ An cho biết trường hợp cơ sở thẩm mỹ Wonjin tại TP Vinh (Nghệ An) trong quá trình hoạt động không niêm yết giá dịch vụ là sai quy định, cần phải xử phạt hành chính.

Điều tiết sầu riêng từ Hữu Nghị sang Tân Thanh, giải quyết ùn tắc cửa khẩu

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Các tuyến đường dẫn tới các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh đều đã thông thoáng, không còn tình trạng những hàng xe nông sản xếp hàng đợi thông quan sang Trung Quốc kéo dài cả mười mấy cây số.

Nước sản xuất dầu lớn bậc nhất thế giới căng thẳng với Nga

Khánh Minh |

Căng thẳng leo thang giữa Nga và Saudi Arabia về việc Nga tăng cường sản xuất dầu thô giá rẻ, bơm vào thị trường.

Cảnh báo đáng chú ý khi thế giới có thể dư thừa tàu chở LNG

Khánh Minh |

Thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ sẽ được đóng trong thập kỷ này.

Trung Quốc xoay chuyển ngoạn mục cục diện giá khí đốt thế giới

Ngọc Vân |

Giá khí đốt ở châu Á giảm xuống mức trước xung đột Nga - Ukraina do sự thay đổi của Trung Quốc.