Bác sĩ kê toa bán thực phẩm chức năng, một loại "hoa hồng" ngành y

Lê Thanh Phong |

Theo phản ánh của Báo Lao Động, trong 1 đơn thuốc bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê, bệnh nhân phải chi trả hơn 400 nghìn đồng cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8 triệu đồng để mua thực phẩm chức năng.

Cụ thể, trên bao bì 2 sản phẩm Tebexerol và Herarian đều được ghi rõ "sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh", nhưng đã được bác sĩ đưa vào toa thuốc điều trị cho bệnh nhân.

Y đức không còn, khi thầy thuốc đẩy người bệnh vào thế bị ép mua thực phẩm chức năng. Có nhiều người nghèo, tiền mua thuốc điều trị không có, tiền vay bạc hỏi, nhưng phải trả cho những thứ không phải là thuốc. Như trường hợp trên, bệnh nhân phải chi gần 5 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, không có hiệu quả trong điều trị.

Không ai có chứng cứ bác sĩ ăn hoa hồng trên từng toa thuốc và số lượng được bán ra, nhưng dư luận có quyền đặt vấn đề tiêu cực của bác sĩ và của bệnh viện khi để phát sinh những cách làm ăn này.

Xin được hỏi, bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê thực phẩm chức năng vào toa thuốc lâu nay, báo chí phát hiện, vậy lãnh đạo bệnh viện có biết không?

Không biết là thiếu trách nhiệm, biết mà im lặng là đồng lõa.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật, theo Điều 4, Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29.2.2016 của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc, bác sĩ không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Là bác sĩ, đương nhiên phải biết quy định này, nhưng vẫn cả gan vi phạm, vì đồng tiền mà vi phạm pháp luật và y đức. Pháp lý không mà đạo lý cũng không.

Cho nên, đối với vụ này, cần điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, không thể xuê xoa cho qua.

Thực phẩm chức năng không có gì xấu, nó chỉ xấu khi con người kinh doanh không có đạo đức. Các quy định về sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng có đầy đủ, nhưng nhiều người vì lợi ích mà cố tình vi phạm.

Cũng cần phải nói thêm, hiện nay các loại thực phẩm chức năng sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu là "muôn hình vạn trạng", tốt có nhưng xấu cũng không thiếu. Vậy thì, với trách nhiệm quản lý của ngành, Bộ Y tế cần có biện pháp quản lý nghiêm ngặt, cấp phép công tâm và công khai, đảm bảo chất lượng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe người dân.

Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm chức năng tung hoành bán hàng chỉ dựa vào một tờ giấy chấp thuận cho quảng cáo của Bộ Y tế.

Đối với Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, theo phóng viên Lao Động trong bài Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ra ngày 3.6, còn nhiều dấu hiệu sai phạm khác. Đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Siết chặt kinh doanh thực phẩm chức năng trên môi trường số

LAN NHI |

Lợi dụng dịch COVID-19, trong thời gian vừa qua, nhiều đối tượng đã liên tục rao bán vô số loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là có công dụng hỗ trợ sức khoẻ trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Thực tế này đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và nhà sản xuất uy tín.

Người mắc COVID "méo mặt" vì lỡ tin thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Đỗ Trí |

Dù các cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo, xử lý nhiều vụ việc, thế nhưng những bài viết thổi phồng về công dụng chữa COVID-19, hậu COVID của các loại thực phẩm chức năng vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, khiến nhiều người rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhóm Phóng viên |

“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Siết chặt kinh doanh thực phẩm chức năng trên môi trường số

LAN NHI |

Lợi dụng dịch COVID-19, trong thời gian vừa qua, nhiều đối tượng đã liên tục rao bán vô số loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là có công dụng hỗ trợ sức khoẻ trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Thực tế này đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý, nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và nhà sản xuất uy tín.

Người mắc COVID "méo mặt" vì lỡ tin thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Đỗ Trí |

Dù các cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo, xử lý nhiều vụ việc, thế nhưng những bài viết thổi phồng về công dụng chữa COVID-19, hậu COVID của các loại thực phẩm chức năng vẫn xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, khiến nhiều người rơi vào cảnh tiền mất, tật mang.