Singapore cần xuất khẩu nhân tài

Thanh Hà |

Ngoài việc thu hút nhân tài và các nhà đầu tư hàng đầu, Singapore nên "xuất khẩu" nhiều nhân tài của nước này ra thế giới, theo 2 chuyên gia Elisa Mallis và Sunil Puri của Center for Creative Leadership.

Ra nước ngoài sớm

Khi cuộc đua toàn cầu về nhân tài nóng lên, nhu cầu thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất đến Singapore được đề cập nhiều. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định, người Singapore phải sẵn sàng nắm bắt các cơ hội phát triển mới ở nước ngoài.

Tháng 10.2022, cựu diễn viên James Lye, người được bổ nhiệm làm giám đốc toàn cầu về ngân hàng quốc tế tại Standard Chartered từng gây chú ý với nhận định rằng, nhân tài Singapore đảm nhận vai trò toàn cầu dường như rất hiếm.

Có nhiều người Singapore trong các tập đoàn đa quốc gia. Năm 2019, Johnson & Johnson bổ nhiệm Rowena Yeo - giám đốc công nghệ đầu tiên không phải người Mỹ.

Năm 2020, PepsiCo đã thuê Tan Wern-Yuen làm giám đốc điều hành của PepsiCo APAC. Năm 2021, Shou Zi Chew được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành TikTok.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát Nhân lực Singapore năm 2022 của AmCham nhận thấy dù người Singapore chiếm hơn một nửa lực lượng lao động cấp cao trong 60% tổ chức được khảo sát, nhưng tỉ lệ người Singapore nắm giữ vai trò lãnh đạo khu vực không thay đổi trong năm qua.

Là trung tâm tài chính đẳng cấp thế giới luôn nỗ lực thu hút những nhân tài hàng đầu toàn cầu, để xuất khẩu nhân tài ra thế giới, theo chuyên gia Elisa Mallis và Sunil Puri, các nhân tài  Singapore cần ra nước ngoài sớm trong sự nghiệp.

Singapore nổi tiếng với thu hút những nhân tài hàng đầu toàn cầu. Ảnh: Xinhua
Singapore nổi tiếng với thu hút những nhân tài hàng đầu toàn cầu. Ảnh: Xinhua

Nghiên cứu gần đây nhất về Các nhà lãnh đạo Châu Á Toàn cầu của của Center for Creative Leadership nhận thấy, đặc điểm chung giữa các nhà lãnh đạo châu Á, những người đã đạt được thành công trong các vị trí toàn cầu là cơ hội làm việc ở nước ngoài ngay từ khi mới bắt đầu sự nghiệp.

Một số nhà lãnh đạo có cơ hội biệt phái bên ngoài đất nước của họ, thường thông qua các đợt luân chuyển cấu trúc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nhân viên mới vừa tốt nghiệp đại học hoặc các dự án ở nước ngoài.

Việc hoàn toàn hoà mình vào môi trường nước ngoài giúp làm quen với những thách thức của việc trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu, ứng phó với các nhóm đa dạng không có cùng phong cách làm việc và cách tiếp cận vấn đề giống như ở Singapore.

Ví dụ, Cindy Ng, hiện là phó giám đốc thương mại toàn cầu cấp cao của Terumo Blood and Cell Technologies, từng có một thời gian ngắn làm việc tại Thượng Hải, Trung Quốc. Tại đây, bà lãnh đạo một nhóm nhân viên người Trung Quốc chưa từng có lãnh đạo là người nước ngoài.

Ban đầu, bà ấy phải vượt qua sự hoài nghi về việc bà sẽ làm mọi thứ theo “cách của người Singapore” với những nghi ngại về việc bà có thể bắt kịp nhu cầu của thị trường Trung Quốc hay không. Bà đã tiếp cận công việc ở Thượng Hải với sự khiêm tốn và tinh thần hợp tác - tận dụng kinh nghiệm phong phú mà đội ngũ nhân sự này đã có trong ngành và xoay chuyển tình hình kinh doanh.

Giao tiếp với những người có nền tảng đa dạng là điều phức tạp không chỉ bởi ngôn ngữ mà còn cả các tín hiệu và thông lệ phi ngôn ngữ.

Các nhà lãnh đạo như Eva Au - giám đốc điều hành APAC tại IDC - người chuyển từ Canada đến Singapore - đã mô tả kinh nghiệm về sự kháng cự theo “cách của người châu Á” là không bao giờ nói “không” thẳng thắn mà thường đáp là: “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó”. Những người rời khỏi Singapore làm việc cũng có thể phải học cách ứng phó với tình huống ngược lại.

Nhiều cơ hội "gần nhà"

Có được những kinh nghiệm xuyên biên giới ngay từ đầu cho phép những nhà lãnh đạo này bước ra khỏi vùng an toàn và đánh giá cao việc không phải ai cũng sẽ tiếp cận vấn đề theo cùng một cách. Điều này rất quan trọng trong ứng phó với những khác biệt về quốc tịch, ngôn ngữ và văn hóa.

Giám đốc điều hành PepsiCo APAC Wern-Yuen bắt đầu sự nghiệp trong Lực lượng Cảnh sát Singapore trước khi chuyển sang doanh nghiệp. Khi tương tác với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội trên thế giới, ông cũng học được cách coi trọng sự đồng cảm và tìm ra điểm chung - chìa khóa giúp ông làm việc ở các thị trường khác nhau và các nhóm nhân sự đa dạng.

Với những nhà lãnh đạo trẻ cảm thấy khó khăn với ý tưởng đi làm việc ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì có vô số cơ hội gần quê nhà hơn, theo Channel News Asia.

Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới và mang đến những cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển, như làm việc tại các văn phòng khu vực của các công ty đa quốc gia.

Quá trình chuyển đổi từ Singapore sang những nước này cũng có thể gây ít tổn hại hơn cho các nhà lãnh đạo trẻ đang bắt đầu phát triển sự nghiệp bởi múi giờ và văn hóa kinh doanh châu Á quen thuộc hơn.

Xây dựng đội ngũ các nhà lãnh đạo Singapore toàn cầu - xuất khẩu cũng như nhập khẩu nhân tài - sẽ củng cố vị thế của nước này như một trung tâm toàn cầu thành công với nguồn nhân tài đẳng cấp thế giới. Khi làm được điều này, Singapore sẽ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài và củng cố vị thế trên trường quốc tế.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhà giàu châu Á đổ tiền về Singapore

Thanh Hà |

Không chỉ giới nhà giàu Trung Quốc, nhiều người Ấn Độ siêu giàu, trong đó có tỉ phú Mukesh Ambani đang thành lập văn phòng gia đình ở Singapore.

Chạy đua giành suất trọng dụng nhân tài tại Singapore

Thảo Phương |

Trọng dụng nhân tài” từ lâu đã trở thành niềm tin của người dân Singapore nhưng khi vật chất lên ngôi, những đứa trẻ có điều kiện vẫn chiếm thế thượng phong.

Nhật Bản trước nguy cơ mất nhân tài cho Singapore, Hong Kong

Thanh Hà |

Nhật Bản sẽ mất những nhân tài hàng đầu về tay Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), London (Anh) vì đồng yên yếu và lương thấp hơn.

Tuyển Việt Nam, U23 và những điều mới mẻ dưới thời ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Như tiền đạo Nguyễn Tiến Linh chia sẻ, huấn luyện viên Philippe Troussier đã mang đến những làn gió mới cho đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam.

Messi 300 lần kiến tạo, Mbappe ghi bàn thứ 3.000

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi và Kylian Mbappe cùng ghi dấu ấn khi Paris St Germain thắng trên sân Brest.

NSND Diệp Lang ra đi, vai diễn vẫn còn ở lại

DI PY |

Sân khấu cải lương lại mất thêm một "cây đại thụ" khi 11.3 (theo giờ Mỹ), người thân báo tin NSND Diệp Lang qua đời khiến khán giả không khỏi xót xa.

Bệnh viện Đà Nẵng tính toán bãi giữ xe khi mở rộng quy mô

THÙY TRANG |

Từ bài học không đủ chỗ gửi xe của các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng tính toán, tư vấn kỹ vấn đề này với nhà thầu của 2 công trình y tế lớn đang thi công, tránh gây nên điểm nóng về giữ xe, giao thông sau khi đi vào hoạt động.

Hà Tĩnh: Nở rộ dịch vụ lái thay tài xế khi đã uống bia, rượu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau cuộc nhậu tưng bừng, để an toàn trên hành trình về nhà và tránh không bị cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nhiều “dân nhậu” ở Hà Tĩnh chỉ việc gọi dịch vụ lái thay tài xế đến trợ giúp.

Nhà giàu châu Á đổ tiền về Singapore

Thanh Hà |

Không chỉ giới nhà giàu Trung Quốc, nhiều người Ấn Độ siêu giàu, trong đó có tỉ phú Mukesh Ambani đang thành lập văn phòng gia đình ở Singapore.

Chạy đua giành suất trọng dụng nhân tài tại Singapore

Thảo Phương |

Trọng dụng nhân tài” từ lâu đã trở thành niềm tin của người dân Singapore nhưng khi vật chất lên ngôi, những đứa trẻ có điều kiện vẫn chiếm thế thượng phong.

Nhật Bản trước nguy cơ mất nhân tài cho Singapore, Hong Kong

Thanh Hà |

Nhật Bản sẽ mất những nhân tài hàng đầu về tay Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), London (Anh) vì đồng yên yếu và lương thấp hơn.