Nhiều ông lớn dầu khí chuyển hướng, đặt cược vào hydro xanh

Thảo Phương |

Đặt dầu khí qua một bên, nhiều “ông lớn” Châu Âu đang dồn hàng tỉ USD để đánh cược vào nguồn năng lượng cứu tinh trong tương lai - hydro xanh.

Năm 2020, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua Chiến lược hydro và chuyển đổi hệ thống năng lượng để đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon trong năm 2050. Để thực hiện hoá chiến lược, khối đã vạch ra mục tiêu tham vọng trong từng giai đoạn.

Giai đoạn 2020 - 2024, EU sẽ lắp đặt tối thiểu 6 GW công suất điện phân mới. Giai đoạn 2025 - 2030, hydro sẽ phải trở thành một phần cơ bản của hệ thống năng lượng tích hợp với công suất điện phân 40 GW; Giai đoạn 2030-2050, năng lượng hydro tái tạo tăng lên 10 triệu tấn/năm. 10-20 năm sau đó, các công nghệ hydro sẽ đạt đến độ chín và được triển khai ở quy mô lớn.

Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ lớn của Châu Âu sẵn sàng từ bỏ kế hoạch và nhắm đến mục tiêu của riêng họ. Nghiên cứu mới của Hiệp hội vận tải và Môi trường (T&E) thông tin, một số doanh nghiệp đa quốc gia vẫn tích cực chi tiền cho hydro xanh, song phần lớn các khoản đầu tư của họ nhằm giảm cường độ carbon trong hoạt động lọc dầu hơn là phát triển loại năng lượng này.

 
Các công ty dầu mỏ Châu Âu đầu tư để có mục tiêu trước mắt hơn là phát triển hydro xanh. Ảnh: TTXVN

Theo đó, nghiên cứu đã phát hiện trong 39 tỉ Euro đầu tư vào hydro theo kế hoạch, có đến 75% dành cho việc tăng sản lượng nhiên liệu sinh học. Các nhà máy nhiên liệu sinh học tiên tiến (HVO) sẽ nhận được 2 đến 3 tỉ Euro, và đến năm 2030, công suất sản xuất có thể đạt 10 megaton.

“Các nhà sản xuất dầu mỏ đang quảng cáo hydro như một sự đánh cược lớn cho tương lai, nhưng trên thực tế, khoản đầu tư của họ vào hydro xanh thật ít ỏi. Thay vào đó, họ đang tập trung năng lực tinh chế mới của mình vào nhiên liệu sinh học không thể cung cấp bền vững cho nhu cầu của thế giới” - Geert Decock, Giám đốc Điện và Năng lượng tại T&E chia sẻ.

“Hầu hết những nhà sản xuất dầu đang đầu tư vào hydro đều hướng tới việc sử dụng hydro xám bẩn thay cho hydro xanh. Điều đó đồng nghĩa với việc họ vẫn sử dụng dầu khí hóa thạch gây ô nhiễm. Thay vì lãng phí thời gian vào các giải pháp ngắn hạn, dễ dàng, các nhà máy lọc dầu nên chuyển sang sản xuất hydro xanh và nhiên liệu điện tử cho phương tiện giao thông” - Geert Decock kết luận.

 
EU chưa thể hoàn thành mục tiêu sử dụng hydro xanh trên quy mô lớn. Ảnh: AFP

Tuy vậy, nhiều nước Châu Âu vẫn đặt cược số tiền ngày càng lớn trong cuộc cách mạng hydro nhằm giảm lượng khí thải carbon và đáp ứng tham vọng công nghiệp. Cho đến nay, lục địa này đã nhận được 13 tỉ Euro viện trợ nhà nước cho các dự án quốc gia và xuyên biên giới.

5,4 tỉ Euro là khoản đầu tư cho Hy2Tech - một sáng kiến nhằm hoàn thiện công nghệ hydro; Hy2Use được ứng dụng trong các lĩnh vực khó xử lý carbon như xi măng, thép và thủy tinh cần 5,2 tỉ Euro để hoàn thiện; Hơn 2 tỉ Euro cho các dự án thép của Đức; 220 triệu Euro cho nhà máy ở Tây Ban Nha và 194 triệu Euro cho nhà máy ở Romania.

Ủy ban Châu Âu đã đặt mục tiêu tăng 14% tỉ lệ sử dụng hydro trong nhu cầu năng lượng của EU vào năm 2050. Trong khi đó năm 2022, hydro chỉ chiếm 2,5% nhu cầu năng lượng của thế giới.

EU nhận định hydro sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khử carbon cho các ngành sản xuất và lĩnh vực vận tải. Liên minh Châu Âu sẽ hỗ trợ hydro xanh trong “giai đoạn chuyển đổi”, song họ không đề cập đến nó trong các mục tiêu hàng đầu của mình.

 
Nhiều quốc gia Châu Âu vẫn tích cực đổ tiền cho các dự án hydro xuyên biên giới. Ảnh: Xinhua

Quyết định hỗ trợ hydro xanh của các nhà hoạch định chính sách Châu Âu được đưa ra sau nhiều năm vận động hành lang vất vả của hơn 30 công ty năng lượng lớn. Họ lập luận rằng năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời không thể phát triển đủ nhanh để cung cấp cho ngành hydro sạch nhằm đáp ứng mục tiêu khử carbon.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Kịch bản tiếp theo khi EU ngừng nhập dầu của Nga

Ngọc Vân |

Chỉ 3 tuần nữa, dầu của Nga - nhà cung cấp bên ngoài lớn nhất của EU - sẽ hoàn toàn bị cấm.

Nhật Bản và EU có bước ngoặt lớn trong chính sách năng lượng

Ngọc Vân |

Khủng hoảng năng lượng buộc Nhật Bản phải quay lại điện hạt nhân, trong khi một số nước EU đang quay lại "nhiên liệu bẩn".

Xăng dầu đắt đỏ, hydrogen có thể thay thế?

Xuyên Đông (T/h) |

Trong bối cảnh xăng dầu đắt đỏ, nhiều nhà khoa học cho rằng, nhiên liệu hydrogen có thể được áp dụng thay thế.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Kịch bản tiếp theo khi EU ngừng nhập dầu của Nga

Ngọc Vân |

Chỉ 3 tuần nữa, dầu của Nga - nhà cung cấp bên ngoài lớn nhất của EU - sẽ hoàn toàn bị cấm.

Nhật Bản và EU có bước ngoặt lớn trong chính sách năng lượng

Ngọc Vân |

Khủng hoảng năng lượng buộc Nhật Bản phải quay lại điện hạt nhân, trong khi một số nước EU đang quay lại "nhiên liệu bẩn".

Xăng dầu đắt đỏ, hydrogen có thể thay thế?

Xuyên Đông (T/h) |

Trong bối cảnh xăng dầu đắt đỏ, nhiều nhà khoa học cho rằng, nhiên liệu hydrogen có thể được áp dụng thay thế.