Các nước nghèo hơn đang mua LNG giá rẻ để thúc đẩy kinh tế

Thanh Hà |

Các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Nam Á và Đông Nam Á, là động lực cốt lõi của tăng trưởng nhu cầu LNG trong 10 năm tới".

Các quốc gia từ châu Á đến châu Mỹ Latin đang thu mua khí đốt khi giá giảm, giúp thay thế các loại nhiên liệu gây ô nhiễm hơn đồng thời giảm bớt áp lực chi phí với nền kinh tế.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giảm xuống dưới mức của dầu nhiên liệu, khuyến khích việc sử dụng chúng trong sản xuất điện.

Theo BloombergNEF, từ Thái Lan, Bangladesh đến Colombia, các thị trường mới nổi là những khách mua LNG lớn nhất trên thị trường giao ngay trong quý thứ hai liên tiếp trong năm nay. Philippines gần đây cũng đã mua lô hàng LNG đầu tiên.

Bloomberg nhận định, đây là sự chuyển hướng đột ngột so với năm ngoái - thời điểm nhiều chính phủ phải vật lộn để đảm bảo cung cấp năng lượng.

Giá năng lượng tăng vọt buộc các quốc gia nghèo hơn phải chuyển sang sử dụng than đá hoặc dầu nhiên liệu, đồng thời góp phần thúc đẩy lạm phát.

Ông Saul Kavonic - nhà phân tích năng lượng tại Credit Suisse Group AG - cho biết: “Việc giá LNG trở lại mức bình thường sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho các thị trường mới nổi, vì khả năng chi trả và tính sẵn có về năng lượng của những thị trường này chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi giá LNG tăng đột biến vào năm ngoái.

Các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở Nam Á và Đông Nam Á, là động lực cốt lõi của tăng trưởng nhu cầu LNG trong 10 năm tới".

Ông Chris Strong - đối tác tại công ty luật Vinson & Elkins ở London,  chuyên về các giao dịch năng lượng - cho biết, nhiều quốc gia đang phát triển có các dự án dầu nhiên liệu hoặc LNG.

Điều đó mang lại cho họ sự linh hoạt để nhanh chóng phản ứng khi giá khí đốt giao ngay giảm xuống dưới 10 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh và diễn ra đúng lúc nhu cầu điện tăng lên khi nắng nóng mùa hè xảy ra ở châu Á.

Dù các giao dịch LNG dài hạn thường rẻ hơn vẫn là thách thức đối với các quốc gia không xếp hạng đầu tư, nhưng sự quan tâm đang nổi lên từ những quốc gia có.

Người mua ở Ấn Độ đang đàm phán với các nhà cung cấp ở Mỹ, Qatar và UAE về các hợp đồng 20 năm sẽ bảo vệ họ khỏi sự biến động giá quá lớn.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu này. Mức tiêu thụ tăng có thể không đủ để làm lu mờ nhu cầu giảm trong dài hạn ở các khu vực như châu Âu.

Nhiều chính phủ đang thúc đẩy năng lượng tái tạo trong nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu và kêu gọi giảm sử dụng khí đốt. Mặc dù ít gây ô nhiễm hơn so với than hoặc dầu, khí đốt vẫn thải ra carbon.

Bà Lujia Cao, nhà phân tích của BloombergNEF tại Bắc Kinh, cho biết việc tăng mua LNG cũng có thể là ngắn hạn do những người mua nhạy cảm với giá cả tận dụng thị trường yếu hiện nay để đáp ứng nhu cầu cao hơn trong mùa hè.

Ông Ogan Kose - giám đốc điều hành của công ty tư vấn Accenture - cho hay, các quốc gia mới nổi cũng đã thực hiện các bước để nâng cao công suất năng lượng sạch và thúc đẩy hoạt động thăm dò khí đốt tại địa phương.

Điều này có thể giữ cho nhu cầu LNG tăng trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, sự hấp dẫn của than giá rẻ vẫn còn mạnh mẽ.

Dù vậy, Bloomberg chỉ ra, giữa thế kỷ này, các quốc gia nghèo hơn sẽ có cơ hội chịu tác động nhỏ hơn về LNG khi Mỹ và Qatar bắt đầu đưa nguồn cung mới vào thị trường.

Sẽ có nhiều hàng hóa hơn cho các quốc gia nghèo hơn khi châu Âu thúc đẩy năng lượng tái tạo, từ đó sẽ có ít nhu cầu về LNG hơn ở đó.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo đáng chú ý khi thế giới có thể dư thừa tàu chở LNG

Khánh Minh |

Thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ sẽ được đóng trong thập kỷ này.

Trung Quốc nhập lô LNG đầu tiên bằng nhân dân tệ

Khánh Minh |

Trung Quốc nhập khẩu 65.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ UAE bằng nhân dân tệ.

Gã khổng lồ Anh tạm dừng sản xuất tại cơ sở LNG nổi lớn nhất thế giới

Khánh Minh |

Tập đoàn khổng lồ Shell của Anh tạm dừng sản xuất tại tàu nổi dùng để khai thác LNG lớn nhất thế giới ngoài khơi Australia.

Cắt điện liên tục ở tỉnh có 8 nhà máy nhiệt điện

Quảng Ninh |

Quảng Ninh - Mới chớm hè nhưng tình trạng cắt điện luân phiên đã liên tục xảy ra ở Quảng Ninh - nơi được mệnh danh là thủ phủ của các nhà máy nhiệt điện, với 8 nhà máy. Có những ngày, nhiều nơi bị cắt điện tới 2 lần trong ngày, thậm chí giữa đêm khuya, khiến nhiều gia đình có con nhỏ giữa đêm phải di tản đi ở nhờ.

Loạt dự án điện mặt trời vi phạm, Khánh Hòa kiểm điểm nhiều tổ chức cá nhân

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương đang tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, rà soát các dự án điện mặt trời.

Tát học sinh bị xử phạt 3,75 triệu đồng, nhiều giáo viên tâm tư

Vân Trang |

Vụ việc một cô giáo tát học sinh và bị xử phạt 3,75 triệu đồng khiến nhiều giáo viên, phụ huynh cảm thấy chạnh lòng.

Nhà đầu tư bất động sản chấp nhận giảm mạnh giá để cắt lỗ

Bảo Chương |

Dùng đòn bẩy tài chính cao trong bối cảnh thị trường bất động sản không có thanh khoản, nhiều nhà đầu tư đang chấp nhận bán lỗ tới 30% hoặc 40% giá trị tài sản.

Tỉ lệ sinh thấp kỉ lục, Nhật Bản đối diện khủng hoảng nhân khẩu học

Anh Vũ |

Tỉ lệ sinh của Nhật Bản đã giảm liên tục 7 năm liên tiếp và xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022.

Cảnh báo đáng chú ý khi thế giới có thể dư thừa tàu chở LNG

Khánh Minh |

Thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ sẽ được đóng trong thập kỷ này.

Trung Quốc nhập lô LNG đầu tiên bằng nhân dân tệ

Khánh Minh |

Trung Quốc nhập khẩu 65.000 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ UAE bằng nhân dân tệ.

Gã khổng lồ Anh tạm dừng sản xuất tại cơ sở LNG nổi lớn nhất thế giới

Khánh Minh |

Tập đoàn khổng lồ Shell của Anh tạm dừng sản xuất tại tàu nổi dùng để khai thác LNG lớn nhất thế giới ngoài khơi Australia.