Ấn Độ sắp vượt Trung Quốc về nhu cầu dầu

Song Minh |

Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Trung Quốc thành nước có nhu cầu dầu lớn nhất thế giới trong tương lai.

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu nhờ nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng chóng mặt trong một thời gian dài.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức gần 10% mỗi năm kể từ khi Bắc Kinh bắt tay vào cải cách kinh tế vào năm 1978 - tăng vọt từ 1,2 nghìn tỉ USD vào đầu thế kỷ này lên gần 18 nghìn tỉ USD vào năm 2021.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự đoán, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại từ 2 đến 5% trong những năm tới do dân số giảm và năng suất chậm lại.

Hơn nữa, các nhà phân tích cảnh báo, vị thế của Trung Quốc trên thị trường dầu sắp rơi vào tay Ấn Độ - quốc gia đang nhanh chóng trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Trong thập kỷ qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 79% tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu, riêng Trung Quốc chiếm 58%.

Emma Richards, nhà phân tích cấp cao tại Fitch Solutions có trụ sở tại London, nói với tờ The Times of India: “Vai trò của Trung Quốc với tư cách là động cơ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đang phai mờ”.

Theo nhà phân tích, trong thập kỷ tới, thị phần tăng trưởng nhu cầu dầu tại các thị trường mới nổi của Trung Quốc sẽ giảm từ gần 50% xuống chỉ còn 15%, trong khi thị phần của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi lên 24%.

Trong trung hạn, các nhà phân tích hàng hóa tại Standard Chartered dự đoán, tăng trưởng nhu cầu các sản phẩm dầu của Trung Quốc sẽ chậm lại còn 516.000 thùng/ngày vào năm 2024 từ mức 819.000 thùng/ngày năm 2023, dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống 4,8% vào năm 2024 (từ 5,4% dự kiến năm 2023).

Trong khi đó, nhu cầu dầu của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên 331.000 thùng/ngày vào năm 2024 từ 268 thùng/ngày năm 2023, nhờ các hiệu ứng cơ bản thuận lợi và tốc độ tăng trưởng GDP chỉ chậm lại một chút (6,0% vào năm 2024 so với 6,1% dự kiến vào năm 2023).

Dân số tăng nhanh, có khả năng vượt qua Trung Quốc, được dự đoán sẽ là động lực chính thúc đẩy xu hướng tiêu dùng ở Ấn Độ. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi từ phương tiện giao thông chạy bằng xăng và dầu diesel truyền thống của nước này dự kiến sẽ tụt hậu so với các khu vực khác, trái ngược hoàn toàn với việc Trung Quốc tăng vọt sử dụng xe điện và năng lượng sạch nói chung.

Theo BloombergNEF, doanh số bán xe điện ở Trung Quốc tăng gần gấp đôi lên 6,1 triệu chiếc vào năm 2022, so với chỉ 48.000 chiếc được bán ở Ấn Độ. BNEF tiết lộ, xe điện đã thay thế hơn 1,4 triệu thùng dầu mỗi ngày sử dụng trên toàn cầu.

Về phần mình, Ấn Độ chưa từ bỏ nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Đầu năm nay, Bộ trưởng than đá Ấn Độ Pralhad Joshi tuyên bố, than sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng của đất nước cho đến ít nhất là năm 2040, coi nhiên liệu là nguồn năng lượng có giá cả phải chăng mà nhu cầu vẫn chưa đạt đỉnh ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, Ấn Độ khó có thể sớm tái tạo quy mô khổng lồ của mạng lưới dầu mỏ rộng lớn của Trung Quốc, khi nước này hiện đang tiêu thụ lượng dầu nhiều gấp ba lần.

Tiêu thụ dầu của Ấn Độ đã tăng khoảng 255.000 thùng/ngày trong bảy tháng đầu năm nay, giúp tăng tổng mức tiêu thụ lên 135 triệu tấn trong bảy tháng đầu năm 2023 so với 128 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng đó chậm hơn đáng kể so với mức 415.000 thùng/ngày được công bố vào năm 2021-2022 khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Dữ liệu mới từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế vẫn còn đủ động lực để duy trì vị trí là nước tiêu dùng hàng đầu các mặt hàng quan trọng như dầu trong nhiều năm tới.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Ngày Độc thân của Trung Quốc - sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới diễn ra hàng năm ở Trung Quốc và được gọi là Ngày Độc thân (11.11).

Trung Quốc sẽ thống trị chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời

Khánh Minh |

Trung Quốc sẽ sở hữu hơn 80% công suất sản xuất năng lượng mặt trời của thế giới đến năm 2026.

Nga và Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng tuyến đường khí đốt mới

Khánh Minh |

Tuyến đường khí đốt mới giữa Nga và Trung Quốc ước tính có công suất 10 tỉ mét khối/năm.

Tuýt còi cuộc đấu giá 1.160 tỉ đồng của Tập đoàn Hoàn Cầu ở Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương tạm dừng các thủ tục liên quan đến hình thức "đất ở không hình thành đơn vị ở" nhưng Ngân hàng Nam Á và Công ty đấu giá hợp danh Cao Nguyên vẫn thông báo tổ chức đấu giá 75 thửa đất với số tiền hơn 1.160 tỉ đồng.

Nước máy ở các khu nhà trọ công nhân tại Đồng Nai đục như nước vo gạo

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 12.11, nhiều công nhân người lao động sinh sống tại các khu nhà trọ thuộc khu phố 6, phường Long Bình, TP Biên Hoà phản ánh tới báo Lao Động về việc nước máy bị đục như nước vo gạo, thậm chí bốc khói khi xả nước.

Nữ chủ tịch đút túi 600 tỉ đồng khi cho nhà đầu tư ăn "bánh vẽ" sâm Ngọc Linh

Khánh Linh |

Theo Công an TP Hà Nội, với chiêu trò huy động vốn của hàng nghìn nhà đầu tư, rồi lấy tiền của người góp vốn sau trả gốc và lãi cho người góp vốn trước, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Hạnh đã đút túi hơn 600 tỉ đồng nhờ "bánh vẽ" sâm Ngọc Linh.

Đón không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa, miền Bắc giảm bao nhiêu độ C?

MINH HÀ |

Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm nay (12.11), thời tiết khu vực Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất trong đêm và sáng khoảng từ 16-19 độ C, vùng núi cao dưới 15 độ C.

Phạt tiền, buộc dừng hoạt động Phòng khám Nguyễn Trãi bị tố vẽ bệnh moi tiền

ĐÌNH TRỌNG |

Chiều 12.11, ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương - cho biết, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có quyết định cho dừng hoạt động đối với Phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi - Thủ Dầu Một thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ y tế Nguyễn Trãi - Chi nhánh Thủ Dầu Một.

Ngày Độc thân của Trung Quốc - sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Sự kiện mua sắm lớn nhất thế giới diễn ra hàng năm ở Trung Quốc và được gọi là Ngày Độc thân (11.11).

Trung Quốc sẽ thống trị chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời

Khánh Minh |

Trung Quốc sẽ sở hữu hơn 80% công suất sản xuất năng lượng mặt trời của thế giới đến năm 2026.

Nga và Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng tuyến đường khí đốt mới

Khánh Minh |

Tuyến đường khí đốt mới giữa Nga và Trung Quốc ước tính có công suất 10 tỉ mét khối/năm.