Tìm đúng chìa khoá để tổng cầu tăng trưởng

MINH ÁNH |

Chỉ còn 1 tháng kết thúc năm 2023, chuẩn bị cho năm mới 2024, tổng cầu vẫn là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế được nhiều chuyên gia quan tâm. Tuy nhiên cần có giải pháp đúng để giúp tổng cầu tăng trưởng mạnh mẽ.

Tăng trưởng tổng cầu giữa bộn bề thách thức

Qua số liệu của Tổng cục Thống kế cho thấy, tổng cầu tiêu dùng trong nước thể hiện qua chỉ số tổng mức bán lẻ. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 20,2%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,0% (cùng kỳ năm 2022 tăng 16,6%).

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - nhận định: "Mức tăng tổng cầu tiêu dùng qua chỉ số tổng mức bán lẻ chỉ bằng một nửa so với năm ngoái, điều này cho thấy tổng cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu. Trong khi đó, tổng cầu tiêu dùng bên ngoài cũng yếu. Xuất, nhập khẩu giảm cho thấy bối cảnh khó khăn chung trên thế giới, sản xuất trong nước chưa phục hồi tốt" - ông Lâm cho biết.

Về giải ngân đầu tư công TS Lâm cho rằng, các con số có tăng trưởng như chưa đủ lớn. Theo đó, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân 11 tháng của cả nước khoảng 461.000 tỉ đồng, đạt 65,1%, cao hơn cùng kỳ (58,33%) và số tuyệt đối cao hơn gần 123.000 tỉ đồng.

Nói thêm về động lực tăng trưởng đầu năm 2024, ông Lâm nhấn mạnh vào nỗ lực cải cách thể chế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo ông, việc cải cách thể chế là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế nhưng chưa được Chính phủ đề cấp đến trong thời gian qua.

TS Lâm cho rằng, nếu có môi trường pháp lý tốt, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì nền kinh tế sẽ có cơ hội phục hồi tốt.

Động lực tăng trưởng mới

Bàn về giải pháp có thể hướng tới trong năm 2024, TS Nguyễn Bích Lâm cho biết, điểm sáng trong tổng cầu là doanh nghiệp sản xuất đang chủ động tìm kiếm đầu ra, đơn cử như việc sản xuất xuất khẩu tôm đã phát triển hơn 100 thị trường; xuất khẩu dệt may bên cạnh duy trì thị trường truyền thống cũng bắt đầu tìm đến các thị trường ngách, thị trường mới tại Trung Đông.

TS Nguyễn Bích Lâm. Ảnh: NVCC
TS Nguyễn Bích Lâm. Ảnh: NVCC

Tuy vậy, ông Lâm nhấn mạnh cơ bản vẫn còn nhiều doanh nghiệp khó khăn trong tìm đầu ra. Dù thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có các giải pháp cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất nhưng đầu ra khó khăn nên doanh nghiệp chần chừ đi vay.

"Tôi cho rằng, một trong những yếu tố có thể tập trung đầu tiên đó là tăng cường các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Ngoài chính sách giảm thuế VAT 2% kéo dài đến năm 2024, tôi cho rằng, cần có thêm các giải pháp giảm giá, khuyến mại các mặt hàng để tăng sức mua" - TS Lâm phân tích.

Về đầu tư, TS Lâm đề xuất để đẩy nhanh tiến độ các dự án, Chính phủ cần có giải pháp tách bạch nhà thầu thi công công trình và đơn vị chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Theo ông, việc giải phóng mặt bằng nên giao về các địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Khi giải phóng mặt bằng hoàn thành mới nên tổ chức đấu thầu, đưa các nhà thầu vào triển khai.

Đóng góp về giải pháp, GS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu ra một động lực tăng trưởng mới. Theo đó, khi nền kinh tế đang gặp các vấn đề suy giảm về tổng cầu và khả năng năm nay tăng trưởng có thể không đạt mục tiêu của Chính phủ đề ra, kinh tế số sẽ là một trong những động lực mới quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo.

Theo ông Thành, vừa qua Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh (CIEMB) 2023” lần thứ 6. Tại đây, một trong những điểm đáng chú ý của các nhà khoa học là đã đưa ra các dự báo, định lượng về tỉ lệ đóng góp của kinh tế số trong nền kinh tế cũng như khả năng tác động của kinh tế số đến năng suất cũng như tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Ông Thành nói: "Kinh tế số không những giúp tăng được mức đầu tư, góp phần tăng tổng cầu mà còn ảnh hưởng rất sâu rộng và lâu dài đến phần tổng cung của nền kinh tế, giúp nền kinh tế có thể tăng trưởng một cách bền vững".

MINH ÁNH
TIN LIÊN QUAN

Gợi ý chia Trung du miền núi phía Bắc thành 4 tiểu vùng phát triển kinh tế

Đức Mạnh |

Trung du miền núi phía Bắc như một bức tranh đa sắc màu nhưng lại có sự chênh lệch về tăng trưởng giữa các vùng. Ba điểm nghẽn chính hiện nay là liên kết nội vùng và liên vùng còn hạn chế, chênh lệch phát triển nội vùng lớn, chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Giải bài toán thúc đẩy tổng cầu nền kinh tế Việt Nam

Hương Nguyễn |

Phục hồi, thúc đẩy tổng cầu bằng cách nào là câu chuyện làm đau đầu nhà quản lý và giới chuyên gia. PGS.TS Phạm Thế Anh - Giảng viên trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho rằng: “Chính sách tiền tệ hạ lãi suất dồn dập nhưng chưa chắc kích thích đầu tư. Ở Việt Nam, chính sách có độ trễ trong thẩm thấu vào nền kinh tế”.

Đại biểu Quốc hội đề xuất thêm gói hỗ trợ an sinh xã hội để tăng tổng cầu

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đề xuất có thể xây dựng một gói hỗ trợ an sinh xã hội nữa với nhiều mục đích khác nhau. Gói này giúp giảm khó khăn cho những người lao động bị cắt giảm việc làm, hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách.

Bắc Giang kiến nghị đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Công đoàn tỉnh Bắc Giang kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người lao động và có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ hơn cho người lao động trong việc thuê, mua nhà ở xã hội.

Đề xuất kéo dài thời hạn phụ cấp ưu đãi nghề để áp mức lương từ 1.7.2024

Nhóm PV |

Chiều 2.12, tham luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, PGS.TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam - kiến nghị, đề xuất giải pháp về tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên ngành Y tế.

Hàng tuần thăm nhà trọ để hiểu hơn cuộc sống của người lao động

Nhóm phóng viên |

Hằng tuần, đại diện Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) tới thăm 100 người lao động tại nơi ở trọ để tìm hiểu cuộc sống thực tiễn và lắng nghe các ý kiến.

Bình Dương chủ động giám sát chế độ tiền lương, BHXH cho người lao động

NHÓM PV |

Thời gian qua, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chủ động tổ chức giám sát đối với các cơ quan, doanh nghiệp về tiền lương, thang bảng lương, nội quy lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể cho người lao động.

Doanh nghiệp thấy mình trong 3 khâu đột phá Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt ra

Hiếu Anh |

Chia sẻ với Báo Lao Động, đại diện Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, những ngày qua, đơn vị theo dõi sát các thông tin về sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Đơn vị cho rằng, 3 khâu đột phá mà Đại hội lần này đề ra có nhiều nội dung trực tiếp liên quan đến khối doanh nghiệp tư nhân.

Gợi ý chia Trung du miền núi phía Bắc thành 4 tiểu vùng phát triển kinh tế

Đức Mạnh |

Trung du miền núi phía Bắc như một bức tranh đa sắc màu nhưng lại có sự chênh lệch về tăng trưởng giữa các vùng. Ba điểm nghẽn chính hiện nay là liên kết nội vùng và liên vùng còn hạn chế, chênh lệch phát triển nội vùng lớn, chất lượng nguồn nhân lực thấp.

Giải bài toán thúc đẩy tổng cầu nền kinh tế Việt Nam

Hương Nguyễn |

Phục hồi, thúc đẩy tổng cầu bằng cách nào là câu chuyện làm đau đầu nhà quản lý và giới chuyên gia. PGS.TS Phạm Thế Anh - Giảng viên trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - cho rằng: “Chính sách tiền tệ hạ lãi suất dồn dập nhưng chưa chắc kích thích đầu tư. Ở Việt Nam, chính sách có độ trễ trong thẩm thấu vào nền kinh tế”.

Đại biểu Quốc hội đề xuất thêm gói hỗ trợ an sinh xã hội để tăng tổng cầu

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đề xuất có thể xây dựng một gói hỗ trợ an sinh xã hội nữa với nhiều mục đích khác nhau. Gói này giúp giảm khó khăn cho những người lao động bị cắt giảm việc làm, hộ gia đình khó khăn, gia đình chính sách.