Tiền lương, nhà ở là những nội dung người lao động rất quan tâm

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Những nội dung mà người lao động luôn đặc biệt quan tâm đó là tiền lương, giờ làm việc, chính sách nhà ở… Đây là những nhu cầu gắn rất chặt chẽ với người lao động. Trao đổi với Lao Động về hoạt động của tổ chức Công đoàn thời gian qua, Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết:

- Trước hết phải khẳng định, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình, nhất là trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Vai trò nổi bật của tổ chức Công đoàn được thể hiện rõ nét trong nhiều hoạt động, đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 xảy ra, các hoạt động chăm lo cho người lao động được thực hiện rất rõ. Công đoàn đã dành nguồn lực rất lớn để quan tâm tới đoàn viên, người lao động.

5 năm qua, số lượng đoàn viên, người lao động tiếp tục tăng, chất lượng được nâng lên, có đóng góp trực tiếp, quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Cùng với những thành tựu phát triển của đất nước, tiền lương, thu nhập, đời sống của đoàn viên, người lao động có bước cải thiện. Đây là điều rất đáng mừng.

Bên cạnh những thuận lợi, ông nhìn nhận như thế nào về những khó khăn, thách thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới?

- Trong thời gian tới, tổ chức Công đoàn đứng trước nhiều thách thức. Đó là thách thức từ việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có các cam kết về lao động. Công đoàn cũng sẽ phải đối mặt với các sức ép cạnh tranh với các tổ chức của người lao động khác trong doanh nghiệp có thể hình thành trong tương lai. Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn do vậy khi kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng tác động rất nhiều đến kinh tế trong nước. Đây cũng là một thách thức với Công đoàn trong hoạt động thời gian tới.

Những nội dung mà người lao động đặc biệt quan tâm đó chính là tiền lương, chính sách nhà ở… cần được giải quyết như thế nào trong bối cảnh thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, thưa ông?

- Có thể nói, những nội dung mà người lao động luôn đặc biệt quan tâm đó là tiền lương, giờ làm việc, chính sách nhà ở. Đây là những nhu cầu gắn rất chặt chẽ với người lao động. Do vậy, Công đoàn cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các vấn đề về tiền lương, thời giờ làm việc, đảm bảo chỗ ở...

Ví dụ về vấn đề tiền lương, trong vòng 5 năm qua, mức lương tối thiểu của người lao động khoảng 25%, trung bình tăng khoảng 5%/năm, mức tăng này trên mức lạm phát ở nước ta (kiểm soát khoảng 3-4%/năm).

Gần đây nhất, từ ngày 1.7.2022, chúng ta đã tăng lương tối thiểu vùng khoảng 6% cho người lao động so với giai đoạn trước. Tuy nhiên năm 2023, Hội đồng tiền lương Quốc gia chưa tiến hành thương lượng thành công việc tăng lương tối thiểu cho người lao động. Do vậy, tôi cũng kiến nghị phải sớm thương lượng để có thể tăng lương tối thiểu cho người lao động, chậm nhất là từ ngày 1.7.2024.

Về nhà ở, vừa qua, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua, trong đó cũng có giao trách nhiệm cho tổ chức Công đoàn. Theo đó, Tổng LĐLĐVN được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn kinh phí công đoàn để cho công nhân, người lao động thuê. Đây là vừa quy định của pháp luật, vừa là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc đảm bảo nơi ở cho đoàn viên, người lao động. Trong những vấn đề về tiền lương, nhà ở, vai trò của tổ chức Công đoàn là hết sức quan trọng. Do vậy, Công đoàn cần phát huy sức mạnh của mình có những đề xuất, kiến nghị các chính sách cho người lao động.

Xin cảm ơn ông!

VƯƠNG TRẦN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Tiền lương người lao động tăng 25% là nỗ lực rất lớn của Công đoàn

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Trong nhiệm kỳ qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã thương lượng để tăng tiền lương của người lao động lên 25% so với đầu nhiệm kỳ và chú trọng việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân lao động.

Ai được xếp lương theo chức vụ khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Ai được xếp lương theo chức vụ khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024?

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.7.2024, Quốc hội quyết nghị bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Trước cải cách tiền lương, lương giáo viên tiểu học hạng I là bao nhiêu?

Hồng Nhung |

Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 - 6,78.

Những trường hợp được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương năm 2024

MINH HÀ - THU THỦY |

Từ 1.7.2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gắn với lương cơ sở.

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

Tin tưởng giải pháp đột phá chăm lo người lao động từ Ban chấp hành mới

Ngô Hữu Lễ (Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới – An Giang) |

Là cán bộ Công đoàn chuyên trách, tôi tin tưởng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đề ra nhiều giải pháp đột phá về chăm lo người lao động.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Tiền lương người lao động tăng 25% là nỗ lực rất lớn của Công đoàn

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Trong nhiệm kỳ qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã thương lượng để tăng tiền lương của người lao động lên 25% so với đầu nhiệm kỳ và chú trọng việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân lao động.

Ai được xếp lương theo chức vụ khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Ai được xếp lương theo chức vụ khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024?

Áp dụng chế độ tiền lương thống nhất, bãi bỏ tất cả thu nhập đặc thù

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.7.2024, Quốc hội quyết nghị bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Trước cải cách tiền lương, lương giáo viên tiểu học hạng I là bao nhiêu?

Hồng Nhung |

Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 - 6,78.

Những trường hợp được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương năm 2024

MINH HÀ - THU THỦY |

Từ 1.7.2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gắn với lương cơ sở.