“Nóng” đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu vì thiếu minh bạch

Văn Thanh |

Quỹ bình ổn giá xăng dầu lại “nóng” lên khi thông tin vừa được Bộ Tài Chính công bố theo nguyên tắc minh bạch trong điều hành giá xăng dầu - cho thấy số dư quỹ này tăng vọt hơn 4.600 tỉ đồng, nhưng vẫn có doanh nghiệp âm quỹ rất lớn.

Quỹ bình ổn xăng dầu còn hơn 4.600 tỉ đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn âm quỹ lớn

Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết 31.12, số dư trên Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn khoảng hơn 4.617 tỉ đồng, tăng hơn 2.000 tỉ đồng so với quý liền trước đó. Đây cũng là mức cao nhất của quỹ từ đầu năm 2021 đến nay.

Trong 31 thương nhân đầu mối phân phối xăng dầu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp có số dư quỹ cao nhất với 1.986 tỉ đồng, chiếm 43% tổng quỹ. Một số thương nhân đầu mối có số dư quỹ cao là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (hơn 561 tỉ đồng); Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (409 tỉ đồng); Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (371 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (294 tỉ đồng).

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính cũng ghi nhận 7 đơn vị đang âm quỹ bình ổn. Trong đó, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) âm nhiều nhất với hơn 510 tỉ đồng. Các thương nhân đầu mối khác như Petro Bình Minh, Long Hưng, Trường An, Hải Linh, Tổng Công ty thương mại Sài Gòn âm từ hơn 10 tỉ đồng - âm 60 tỉ đồng.

Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở. Đây là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước. Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng một lít) nhưng được quản lý tại doanh nghiệp và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành (liên bộ Công Thương) quyết định.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nên bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu vì chưa minh bạch. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Nhiều chuyên gia cho rằng, nên bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu vì chưa minh bạch. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn

Hoạt động thiếu minh bạch

Liên quan đến Quỹ bình ổn xăng dầu, thời gian qua, Bộ Công Thương và Tài chính đều cho rằng, cần duy trì quỹ này vì đây là công cụ điều hành, giúp bình ổn giá. Tuy nhiên, việc điều hành quỹ này trong năm ngoái khi thị trường biến động theo đánh giá của một số chuyên gia là chưa phát huy hiệu quả và kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu.

Trao đổi với Lao Động, ông Văn Công Thật - Giám đốc Công ty TNHH KNJ Kim Ngọc (TPHCM) - cho biết, trong cơ cấu giá thành có sự điều tiết quỹ bình ổn, điều này dẫn đến thiếu minh bạch khi giá thế giới xuống thì trích lập nhiều, khi giá lên thì xả quỹ bình ổn khiến giá trong nước không sát theo thị trường và số tiền trích lập quỹ bình ổn là tiền ứng trước của khách hàng (đối tượng là người tiêu dùng) nằm trong tài khoản doanh nghiệp đầu mối.

Từ phân tích trên, ông đặt câu hỏi: Vậy đối tượng nào được phép quản lý quỹ bình ổn và sử dụng ra sao? Trong khi đối tượng người tiêu dùng hoàn toàn không biết số tiền phải ứng trước bao nhiêu cho mỗi lít xăng dầu khi có nhu cầu? Và khi nào nhận lại, lãi suất ra sao, ai hưởng? Đó là quan hệ dân sự thiếu minh bạch!

"Trong khi đó nhà nước không quản lý. Vậy theo Bộ Tài chính, làm thế nào để minh bạch trong trích lập quỹ bình ổn để đạt được mục tiêu và ý nghĩa tên gọi bình ổn" - ông Thật nói.

Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác kiến nghị bỏ quỹ bình ổn và nên áp dụng tính giá vốn hàng mua trong giá cơ sở theo bình quân gia quyền ít nhất là 30 ngày (theo thực tế thời gian từ khi mua hàng đến khi đưa vào sử dụng là khoảng 30 ngày) đó cũng chính là bình ổn giá xăng dầu.

PGS-TS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - nhìn nhận, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là sự "sáng tạo" riêng của Việt Nam. Nhiều nước khác đều dự trữ quỹ bằng nguồn xăng dầu.

Ông cho rằng, hiện nay, Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa có quy tắc điều tiết minh bạch. Việc xác định loại xăng, dầu nào phải trích lập hoặc được chi khá tùy hứng. Quy mô trích lập, chi cũng không tuân theo quy tắc nào. Ông khuyến nghị quỹ chỉ nên hoạt động trong những tình huống đặc biệt, khi nhà nước muốn trợ giá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, sử dụng nguồn thu vượt dự toán từ các khoản thu liên quan đến xăng dầu.

Văn Thanh
TIN LIÊN QUAN

Tranh luận chuyện chiết khấu của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Cường Ngô |

Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, phải đặt ngược lại là tại sao trước đây không nêu vấn đề chiết khấu xăng dầu mà gần đây lại nêu ra? Nếu đưa chiết khấu vào là thể hiện yếu tố tăng thêm chi phí thì giá xăng dầu tăng lên, quyền lợi người tiêu dùng thế nào?

Doanh nhân khẳng định có tình trạng găm hàng xăng dầu chờ tăng giá

Anh Tuấn |

Khẳng định tình trạng đầu cơ, găm hàng xăng dầu để chờ tăng giá là có, đại diện doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lý thị trường công khai có bao nhiêu doanh nghiệp bán lẻ, thương nhân phân phối găm hàng trong năm 2022.

Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu vì thiếu quy định cụ thể và tùy hứng

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa có quy tắc điều tiết minh bạch. Việc xác định loại xăng, dầu nào phải trích lập hoặc được chi khá tùy hứng, cho nên không cần thiết phải duy trì quỹ này.

Messi 300 lần kiến tạo, Mbappe ghi bàn thứ 3.000

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi và Kylian Mbappe cùng ghi dấu ấn khi Paris St Germain thắng trên sân Brest.

NSND Diệp Lang ra đi, vai diễn vẫn còn ở lại

DI PY |

Sân khấu cải lương lại mất thêm một "cây đại thụ" khi 11.3 (theo giờ Mỹ), người thân báo tin NSND Diệp Lang qua đời khiến khán giả không khỏi xót xa.

Bệnh viện Đà Nẵng tính toán bãi giữ xe khi mở rộng quy mô

THÙY TRANG |

Từ bài học không đủ chỗ gửi xe của các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng tính toán, tư vấn kỹ vấn đề này với nhà thầu của 2 công trình y tế lớn đang thi công, tránh gây nên điểm nóng về giữ xe, giao thông sau khi đi vào hoạt động.

Hà Tĩnh: Nở rộ dịch vụ lái thay tài xế khi đã uống bia, rượu

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau cuộc nhậu tưng bừng, để an toàn trên hành trình về nhà và tránh không bị cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt vi phạm nồng độ cồn, nhiều “dân nhậu” ở Hà Tĩnh chỉ việc gọi dịch vụ lái thay tài xế đến trợ giúp.

Bắc Ninh: Di dời trên 3.000 ngôi mộ phục vụ thi công đường Vành đai 4

Trần Tuấn |

Tổng diện tích đất cần thu hồi phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua Bắc Ninh là 389ha (trong đó đất ở chiếm gần 3%, đất nông nghiệp chiếm trên 96%). Số mộ phải di dời là 3.189 ngôi mộ.

Tranh luận chuyện chiết khấu của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Cường Ngô |

Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, phải đặt ngược lại là tại sao trước đây không nêu vấn đề chiết khấu xăng dầu mà gần đây lại nêu ra? Nếu đưa chiết khấu vào là thể hiện yếu tố tăng thêm chi phí thì giá xăng dầu tăng lên, quyền lợi người tiêu dùng thế nào?

Doanh nhân khẳng định có tình trạng găm hàng xăng dầu chờ tăng giá

Anh Tuấn |

Khẳng định tình trạng đầu cơ, găm hàng xăng dầu để chờ tăng giá là có, đại diện doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lý thị trường công khai có bao nhiêu doanh nghiệp bán lẻ, thương nhân phân phối găm hàng trong năm 2022.

Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn xăng dầu vì thiếu quy định cụ thể và tùy hứng

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng Quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa có quy tắc điều tiết minh bạch. Việc xác định loại xăng, dầu nào phải trích lập hoặc được chi khá tùy hứng, cho nên không cần thiết phải duy trì quỹ này.