Xây dựng đạo đức cách mạng để xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh

Chi bộ 4 - Đảng bộ Vietcombank Hà Nội |

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

1. Xây dựng đạo đức cách mạng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Đạo đức cách mạng là nền tảng và là sức mạnh của người đảng viên trên con đường thực hiện nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì dân tộc và đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh và là nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

 
Chi bộ 4 dâng hương tại Khu mộ 10 nữ AHLS TNXP.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đây là một luận điểm hết sức sâu sắc, tinh tế, kết tinh những giá trị đặc sắc của lương tâm, danh dự, trí tuệ, bản lĩnh, tâm và tầm của người cán bộ, đảng viên. Qua đó, vừa phản ánh mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vừa thể hiện những phẩm chất cao đẹp của một đảng kiểu mới - Đảng của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân và toàn dân tộc.

Tiếp thu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” đã trở thành điểm nhấn định hướng mục tiêu công tác xây dựng Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng nêu một trong tám phương hướng để nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của Đảng ta, đạo đức cách mạng luôn luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng cái nền gốc tinh thần vững chắc của Đảng và bảo đảm sức mạnh nội sinh của cách mạng. Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Để đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng phải tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, đấu tranh chống chủ nghĩa các nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Thiếu đạo đức cách mạng, Đảng sẽ suy yếu và không bảo vệ được vai trò lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, dân tộc ta.

Hiện nay, Đảng ta đang đứng trước những thách thức to lớn. Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế quốc tế và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, vẫn còn diễn ra tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tham nhũng, quan liêu, lãng phí, lợi ích nhóm vẫn còn nghiêm trọng và tập trung vào một số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

Điều đó gây bức xúc trong dư luận, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh nội sinh của cách mạng Việt Nam vì thế cũng bị suy yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có mặt trái nền kinh tế thị trường và mặt trái của quyền lực khi Đảng cầm quyền. Quyền lực trong tay cá nhân rất dễ bị tha hóa nếu cá nhân ấy không thường xuyên tự tu dưỡng rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng.

Trong bối cảnh đó, xây dựng đảng về đạo đức có ý nghĩa quyết định đến sức sống, sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng đạo đức cách mạng trong Đảng chính là để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu, trong thời gian vừa qua, Đảng ta đã làm được một số việc để lấy lại được niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước. Một số Đảng viên là cán bộ cấp cao trong bộ máy Nhà nước đã bị xử lý kỷ luật theo quy đinh của Pháp luật, mặc dù Đồng chí đau lòng lắm khi ra các quyết định kỷ luật nhưng Đồng chí vẫn quyết thực hiện để người dân không mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước ta.

2. Xây dựng đạo đức cách mạng người cán bộ ngân hàng - bài học từ thực tiễn

 
Chi bộ 4 chụp ảnh lưu niệm tại quê ngoại Bác Hồ.

Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, chứa đựng nhiều rủi ro, đó là kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên cơ sở chữ “tín”. Chính vì tính đặc thù đó, đòi hỏi người làm ngân hàng phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ, có trách nhiệm cao để giữ được sự tín nhiệm và lòng tin của khách hàng, đối tác.

Cán bộ ngân hàng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như: tính tuân thủ; sự cẩn trọng; sự liêm chính; sự tận tâm và chuyên cần; tính chủ động, sáng tạo, thích ứng; ý thức bảo mật thông tin. Giữ vững đạo đức và có ý thức nâng cao trách nhiệm của bản thân trong hành nghề luôn là đòi hỏi đặt ra đối với mỗi một cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, một thực trạng đáng buồn là một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng, trong đó có nhiều người là đảng viên, đã đánh mất bản thân, thoái hóa về đạo đức trước sức cám dỗ của đồng tiền. Hàng nghìn tỷ đồng bị thất thoát từ các đại án, không thể thu hồi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân các ngân hàng và tổn hại lớn đến kinh tế của đất nước. Và nguy hiểm hơn hết, những vụ án nghìn tỷ đó đã làm xói mòn ghê gớm lòng tin của người dân vào Đảng và Nhà nước.

Những vụ tham ô, tham nhũng diễn ra trót lọt, có tổ chức trong một thời gian dài trong ngành ngân hàng cho thấy sự yếu kém của tổ chức Đảng tại nơi xảy ra vụ việc. Tổ chức Đảng ở đây đã không hoạt động có hiệu quả, thậm chí bị suy yếu, tê liệt nên không kịp thời trong việc phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm của họ. Tổ chức Đảng ở đây gần như không có năng lực, sức chiến đấu thường thấy. Sự suy yếu của tổ chức Đảng đã dẫn đến sự buông lỏng trong kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng viên, thậm chí “làm ngơ”, tiếp tay cho các hành vi vi phạm, nhất là trong trường hợp người vi phạm là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý của đơn vị.

Thực tiễn đó cho thấy, vấn đề đạo đức, trách nhiệm của người cán bộ ngân hàng trong nhiều cơ sở đảng của ngành ngân hàng thời gian qua đang bị buông lỏng. Nó gióng lên hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao đạo đức người cán bộ ngân hàng. Vậy giải pháp nào để nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ ngân hàng nói chung và đặc biệt là các đảng viên trong ngành ngân hàng?

- Trước hết, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức cách mạng cho người cán bộ đảng viên trong ngành ngân hàng. Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là vấn đề đạo đức là điều hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành Ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.

Việc nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đảng viên ngân hàng cần phải được thực hiện thường xuyên thông qua việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng, tăng cường phổ biến, tuyên truyền thông qua các cuộc họp Chi bộ định kỳ hàng tháng, lồng ghép trong các cuộc họp triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

Đạo đức nghề nghiệp với các tiêu chuẩn đã được Hiệp hội ngành ngân hàng đưa ra phải được xem là một tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá, nhận xét và xếp loại, khen thưởng cuối năm đối với cán bộ ngân hàng. Trong công tác tuyển chọn cán bộ vào làm tại ngành và việc bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết để lựa chọn người có đức, có tài, “vừa hồng vừa chuyên”.

-  Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị (khóa XII), gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chính đốn Đảng trong khối các cơ quan ngân hàng, “góp phần củng cố, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn tình trạng suy thoái” của cán bộ, đảng viên.

Chú trọng xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm. Cần đề cao tính tự giác, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Biểu dương những nơi làm tốt, phản ánh, nhân rộng những việc tốt, người tốt; đồng thời, tích cực nhắc nhở, phê phán những nơi làm chưa tốt”, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Phát huy vai trò của tập thể trong giám sát cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.  Để thực hiện tốt, các cấp ủy, tổ chức đảng tại các cơ quan, đơn vị cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên ngành ngân hàng về quyền được tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ.

Đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng và lãng phí và các biểu hiện lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trong ngành ngân hàng. Kịp thời khen thưởng, động viên đối với những người phát hiện, tố cáo các vụ, việc sai phạm của cán bộ, đảng viên; Bảo vệ người cung cấp thông tin những sự việc sai trái; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, trù dập người phát hiện, tố cáo.

Xây dựng đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ngành ngân hàng là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm xây dựng tổ chức đảng tại ngành ngân hàng trong sạch, vững mạnh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng, xứng tầm với nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó trong thời kỳ nước ta đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, đại dịch Covid-19 đã gây nên những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, gây nên những khó khăn về nhiều mặt đối với người lao động trong đó có cán bộ ngành ngân hàng.

Trong khó khăn lại càng đòi hỏi sự nỗ lực, vươn lên, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện của mỗi một người cán bộ ngân hàng, để góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng hướng đến thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Đó là vừa thực hiện phòng chống dịch hiệu quả, vừa tập trung góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

Chi bộ 4 - Đảng bộ Vietcombank Hà Nội
TIN LIÊN QUAN

Công tác Xây dựng Đảng – Nhiệm vụ then chốt để Đảng ta vững mạnh

Mai Mai Phượng - Đảng viên CB6 VCB Hà Nội |

Để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thử thách công tác xây dựng Đảng phải là tiền đề vững chắc, yếu tố "then chốt" để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng. Góp phần quan trọng làm cho Đảng ta đoàn kết, thống nhất hơn; trong sạch, vững mạnh hơn; củng cố, tăng cường hơn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Tập thể Chi bộ 8 VCB Hà Nội |

Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ thanh niên không chỉ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà còn là nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lý tưởng hoài bão của thanh niên.

Làm theo Bác, tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế. Một trong những hạn chế được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là: “Việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao”. Thực tế mà đồng chí Tổng Bí thư nêu ra cũng là vấn đề dư luận rất quan tâm.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Công tác Xây dựng Đảng – Nhiệm vụ then chốt để Đảng ta vững mạnh

Mai Mai Phượng - Đảng viên CB6 VCB Hà Nội |

Để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới với nhiều khó khăn, thử thách công tác xây dựng Đảng phải là tiền đề vững chắc, yếu tố "then chốt" để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng. Góp phần quan trọng làm cho Đảng ta đoàn kết, thống nhất hơn; trong sạch, vững mạnh hơn; củng cố, tăng cường hơn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Tập thể Chi bộ 8 VCB Hà Nội |

Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ thanh niên không chỉ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà còn là nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lý tưởng hoài bão của thanh niên.

Làm theo Bác, tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) |

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta vẫn còn bộc lộ không ít hạn chế. Một trong những hạn chế được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là: “Việc cam kết tu dưỡng, rèn luyện, gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiệu quả chưa cao”. Thực tế mà đồng chí Tổng Bí thư nêu ra cũng là vấn đề dư luận rất quan tâm.