Ưu tiên phủ vaccine cho dân số nhanh nhất sau đó mới tính tiêm mũi 3

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, mục tiêu ưu tiên vẫn là phủ toàn bộ vaccine cho dân số nhanh nhất; mục tiêu là 2 tuần đầu tháng 11 phủ toàn bộ mũi 1 và trả mũi 2. Sau đó, chúng ta mới tính đến tiêm mũi 3 cho người cao tuổi.

Muốn thích ứng an toàn, phải chuẩn bị điều kiện về y tế

Sáng nay (10.11), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là người đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2.

Là người nêu câu hỏi chất vấn đầu tiên, Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) hỏi tư lệnh ngành y tế về việc áp dụng Nghị quyết 128 của Chính phủ, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 được Bộ thực hiện và phối hợp với các địa phương ra sao; giải pháp thực hiện đồng bộ ở các địa phương ra sao khi có tình trạng mỗi nơi áp dụng một kiểu?

Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh QH
Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh QH

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành có một số điểm đáng chú ý. Đó là, đánh giá tốc độ dịch dựa trên tình hình dịch tại từng địa phương, tiến độ tiêm chủng và năng lực y tế tại từng địa phương. Các địa phương có trách nhiệm đánh giá về tình hình dịch của mình và từ đó đưa ra giải pháp áp dụng với tình hình thực tiễn.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, thực tế cho thấy, vừa qua, các địa phương cũng đã đánh giá về cấp độ dịch trên từng địa bàn và theo khuyến cáo quy định của Nghị quyết 128 trên tuyến xã, ở quy mô nhỏ nhất có thể. Các địa phương đánh giá cấp độ dịch của mình từ đó áp dụng các biện pháp triển khai theo cấp độ dịch. Trong đó có những vấn đề về tổ chức, hoạt động ngoài trời, hoạt động giao thông, lưu thông hàng hoá, giáo dục đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác.

"Trong Nghị quyết 128 đã nêu rất rõ. Vì vậy các địa phương cần tuân thủ theo Nghị quyết này" - ông Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Long cho biết, sau khi Nghị quyết 128 ra đời, cơ bản các địa phương đã triển khai một cách đồng bộ. Cấp độ 1 và cấp độ 2, cơ bản các hoạt động  triển khai các hoạt động diễn ra một cách rất bình thường. Ở địa phương cấp độ 3 và cấp độ 4 triển khai theo Nghị quyết 128  và Quyết định 4800.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả thì việc chuẩn bị các cơ sở vật chất về y tế là hết sức quan trọng. Trong Nghị quyết 128 và quyết định 4800 của Bộ Y tế đã nêu rất rõ, cụ thể.

"Các địa phương phải chuẩn bị về cơ sở vật chất, đặc biệt đó là những chuẩn bị về hạ thống y tế trong đó có hạ tầng, y tế cơ sở, thành lập trung tâm hồi sức, giường cấp cứu… Cùng với đó, chúng ta phải chủ động các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay có một số địa bàn, một số nơi lơ là, mất cảnh giác" - Bộ trưởng Long nói.

Ưu tiên phủ vaccine cho toàn bộ dân số

Đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) đặt câu hỏi, ở một số địa phương người dân chưa có mũi 1 vaccine trong khi ở địa phương khác bắt đầu triển khai tiêm cho trẻ em và tính đến mũi 3. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Y tế nêu nguyên tắc phân bổ vaccine?

Đại biểu cũng đặt câu hỏi vì sao Việt Nam đã sản xuất được kit, test xét nghiệm COVID-19 nhưng vẫn phải nhập của nước ngoài.

Hoạt động chất vấn của Kỳ họp 2, Quốc hội khoá XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày. Ảnh QH
Hoạt động chất vấn của Kỳ họp 2, Quốc hội khoá XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày. Ảnh QH

Trả lời câu hỏi nguyên tắc phân bổ vaccine, Bộ trưởng Long cho biết việc phân bổ dựa trên Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong đó có địa bàn ưu tiên trọng điểm và đối tượng ưu tiên. Vì vậy, Bộ ưu tiên cho địa phương có tình hình dịch bệnh phức tạp trước; thứ hai là nơi nguy cơ cao như tập trung khu công nghiệp; đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, mật đô dân cư lớn…

Ngoài ra, chúng ta cũng tập trung cho đối tượng ưu tiên trước như người cao tuổi trên 50, 65 tuổi vì đây là nhóm người rủi ro nhất.

Việc tiêm cho trẻ em 12-17 tuổi, ông Long nói trước mắt sẽ cho địa bàn trọng điểm trước, còn trong tháng 11 sẽ cố gắng bao phủ phạm vi toàn quốc.

Về tiêm mũi 3, ông Long nói Bộ Y tế mới có kế hoạch, chưa triển khai và dự kiến thực hiện và cuối tháng 12. Tuy nhiên, ông khẳng định mục tiêu ưu tiên vẫn là phủ toàn bộ vaccine cho dân số nhanh nhất; mục tiêu là 2 tuần đầu tháng 11 phủ toàn bộ mũi 1 và trả mũi 2. Sau đó, chúng ta mới tính đến tiêm mũi 3 cho người cao tuổi.

Đang thúc đẩy sản xuất test kháng nguyên

Trả lời về câu hỏi bộ test, kit do Việt Nam sản xuất được sử dụng ra sao, ông Nguyễn Thanh Long cho biết nước ta là một trong 4 nước đã phân lập và giải trình tự gene thành công với virus. Tháng 4, 5 vừa qua, Bộ đã chỉ đạo, phối hợp Công ty Việt Á, Học viện Quân Y, Công ty Thái Dương để sản xuất test RT-PCR.

Căn cứ diễn biến dịch và chiến lược xét nghiệm, chúng ta đã hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất test nhanh kháng nguyên.

"Về xét nghiệm kháng thể, chúng tôi cũng cố gắng để chủ động được nguồn cung loại test này", ông Long nói.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

"Chúng ta rất cần có vaccine made in Vietnam"

Đặng Chung - Thiều Trang |

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, bào chế và sản xuất vaccine COVID-19 trong nước để có thể tự chủ vaccine trong việc thực hiện chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Australia tặng Việt Nam thêm 2,6 triệu vaccine, giao ngay 700.000 liều

Ngọc Vân |

Chính phủ Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vacine COVID-19, trong đó sẽ giao ngay 700.000 liều trong một vài tuần tới.

Lộ trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam như thế nào?

NHÓM PV |

Đến nay, Việt Nam có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna.  Việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi bắt đầu từ quý IV. Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi). Vaccine tiêm cho trẻ em 3-11 tuổi là loại vaccine khác, có liều lượng tiêm khác.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

"Chúng ta rất cần có vaccine made in Vietnam"

Đặng Chung - Thiều Trang |

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, bào chế và sản xuất vaccine COVID-19 trong nước để có thể tự chủ vaccine trong việc thực hiện chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Australia tặng Việt Nam thêm 2,6 triệu vaccine, giao ngay 700.000 liều

Ngọc Vân |

Chính phủ Australia cam kết hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vacine COVID-19, trong đó sẽ giao ngay 700.000 liều trong một vài tuần tới.

Lộ trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam như thế nào?

NHÓM PV |

Đến nay, Việt Nam có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna.  Việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi bắt đầu từ quý IV. Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi). Vaccine tiêm cho trẻ em 3-11 tuổi là loại vaccine khác, có liều lượng tiêm khác.