"Chúng ta rất cần có vaccine made in Vietnam"

Đặng Chung - Thiều Trang |

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, bào chế và sản xuất vaccine COVID-19 trong nước để có thể tự chủ vaccine trong việc thực hiện chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Tăng tốc tiêm bao phủ vaccine, sớm phổ biến thuốc đặc trị COVID-19

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội năm 2021, vấn đề vaccine COVID-19, đặc biệt là tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine nội địa được nhiều đại biểu quan tâm.

Đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn Điện Biên) khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đất nước gặp nhiều khó khăn, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

Theo đại biểu Luyến, hiện nay, Chính phủ chủ trương thực hiện phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", cử tri rất đồng thuận ủng hộ vì đây là xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam. Đặc biệt, đất nước chúng ta có quan hệ rộng mở với hầu hết các nước, độ mở nền kinh tế cũng rất lớn.

Đại biểu Lò Thị Luyến – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên thảo luận tại phiên họp.
Đại biểu Lò Thị Luyến – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên thảo luận tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, để đạt được phương châm chống dịch hiệu quả, theo đại biểu Luyến có 3 yếu tố quan trọng Chính phủ cần quan tâm. Trong đó, quan trọng nhất là nhanh chóng có đủ vaccine bao phủ toàn dân, kể cả đối tượng là trẻ nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, người bệnh chỉ ở thể nhẹ và không nguy hiểm đến tính mạng.

Tiếp đó là sớm phổ biến những thuốc đặc trị như Molnupiravir, Remdesivir hiện nay đang được thử nghiệm, đặc biệt được đánh giá rất tốt, giúp người bị nhiễm SARS-CoV-2 nhanh chóng khỏi bệnh trong vòng từ 5 đến 7 ngày.

"Có đủ hai yếu tố này thì chúng ta khá yên tâm để sống chung với COVID-19 theo phương châm mới của Chính phủ" - đại biểu Luyến khẳng định.

"Chúng ta rất cần vaccine COVID-19 made in Vietnam"

Cũng quan tâm đến vấn đề vaccine, đại biểu Đặng Ngọc Huy (Đoàn Quảng Ngãi) nhấn mạnh việc cần đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19, sớm triển khai tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để tạo miễn dịch cộng đồng.

Đồng thời, quan tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, bào chế và sản xuất vaccine COVID-19 trong nước để có thể chủ động nguồn cung, tự chủ vaccine trong việc thực hiện chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Đại biểu Đặng Ngọc Huy nhấn mạnh, cần đặc biệt quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực cho y tế cơ sở cũng như có cơ chế để huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong phòng, chống dịch COVID-19.

Đại biểu Đặng Ngọc Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi thảo luận tại phiên họp.
Đại biểu Đặng Ngọc Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi thảo luận tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Đánh giá cao công tác phòng chống dịch, cũng như việc tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam, sự tham gia hiệu quả trong công tác bảo đảm an sinh xã hội của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Bình Thuận) đề xuất một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác này.

Theo đó, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, đẩy mạnh các biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và nghiên cứu tăng cường dự báo xu hướng dịch COVID-19. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kịp thời ban hành hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, ứng phó với dịch COVID-19.

Đại biểu Linh đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước. Đồng thời, chỉ đạo triển khai hiệu quả chiến lược, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống COVID-19 để đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả và phân bổ vaccine hợp lý.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận thảo luận tại nghị trường.
Đại biểu Bố Thị Xuân Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận thảo luận tại nghị trường.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cũng nêu thực tế hiện nay, trong khi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ phải đi vận động vaccine để đưa về nước thì vấn đề phát triển vaccine nội địa, trong đó có vaccine Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức.

“Chúng ta rất cần có vaccine made in Vietnam như nhiều đại biểu trăn trở. Tôi mong muốn Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển vaccine COVID-19 nội địa của chúng ta” - đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh.

Đặng Chung - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Đưa trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng phải kê khai giá

Thùy Linh |

Tối 9.11, Bộ Y tế cho biết trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm chính thức được quản lý giá khi Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8.11.2021 về quản lý trang thiết bị y tế, thay đổi hoạt động cấp phép lưu hành từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chú trọng thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính, đồng thời bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế.

Lộ trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam như thế nào?

NHÓM PV |

Đến nay, Việt Nam có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna.  Việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi bắt đầu từ quý IV. Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi). Vaccine tiêm cho trẻ em 3-11 tuổi là loại vaccine khác, có liều lượng tiêm khác.

Người không tiêm chủng vaccine COVID-19 nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần

Phương Linh |

Người không tiêm chủng vaccine COVID-19 có nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong cao gấp 16 lần, theo dữ liệu một bang ở Australia.

Nếu chọn Philippe Troussier, nên học theo Nhật Bản?

TAM NGUYÊN |

Cách bóng đá Nhật Bản sử dụng huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là cách VFF cân nhắc học hỏi…

Các nước Đông Nam Á đón Tết Nguyên đán thế nào?

Ngọc Vân |

Pháo hoa, múa lân và sắc đỏ rực rỡ tràn ngập đường phố, nhà cửa và quần áo là dấu hiệu của Tết Nguyên đán ở các nước Đông Nam Á.

Hà Nội: Ôtô gây tai nạn liên hoàn khiến 8 người bị thương

HỮU CHÁNH |

Chiếc ôtô con đâm trúng 6 xe máy trước khi đâm thẳng vào hộ lan bên đường và dừng lại. Vụ tai nạn khiến 8 người bị thương, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tết đi du lịch cũng được, về quê cũng được miễn là luôn hướng về gia đình

Nhóm PV |

Từ xưa tới nay, Tết vốn là dịp để gia đình sum họp sau một năm làm việc vất vả, bôn ba với những bộn bề cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, thay vì về nhà với gia đình, nhiều người trẻ lựa chọn cách đi du lịch để nghỉ ngơi sau 1 năm mệt nhoài với guồng quay công việc. Trong số Podcast ngày hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án của câu hỏi Tết nên về nhà hay đi du lịch?

Phạt 50 triệu đồng công ty in cờ nước ngoài lên pano trường đại học

HỮU CHÁNH |

In cờ nước ngoài lên pano của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) gây ra dư luận xấu, Công ty TNHH Quảng cáo Giang - xây dựng Thành An bị Công an tỉnh Bắc Ninh xử phạt 50 triệu đồng.

Đưa trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng phải kê khai giá

Thùy Linh |

Tối 9.11, Bộ Y tế cho biết trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm chính thức được quản lý giá khi Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8.11.2021 về quản lý trang thiết bị y tế, thay đổi hoạt động cấp phép lưu hành từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chú trọng thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính, đồng thời bổ sung các biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế.

Lộ trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em tại Việt Nam như thế nào?

NHÓM PV |

Đến nay, Việt Nam có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna.  Việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi bắt đầu từ quý IV. Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi). Vaccine tiêm cho trẻ em 3-11 tuổi là loại vaccine khác, có liều lượng tiêm khác.

Người không tiêm chủng vaccine COVID-19 nguy cơ tử vong cao gấp 16 lần

Phương Linh |

Người không tiêm chủng vaccine COVID-19 có nguy cơ phải chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong cao gấp 16 lần, theo dữ liệu một bang ở Australia.