Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên: Vị tướng tài ba của đường Trường Sơn huyền thoại

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ |

Hiếm có vị tướng nào của quân đội ta đảm nhiệm nhiều trọng trách như Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đặc phái viên của Chính phủ… Thế nhưng, tên tuổi của vị tướng tài ba này luôn gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại…

Giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn

Trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam, có hai người được phong quân hàm vượt cấp từ đại tá lên Trung tướng là đồng chí Lê Đức Anh (sau là Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước) và đồng chí Đồng Sỹ Nguyên vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong chỉ huy tác chiến.

Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên có thời gian giữ cương vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn dài nhất, trong thời kỳ ác liệt nhất và mang chính quyết định nhất của chiến trường Trường Sơn.

Ông là người đã đề xuất xây dựng binh chủng hợp thành ở Trường Sơn, “giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn” và cùng hàng trăm nghìn chiến sĩ Trường Sơn tạo trận đồ bát quái, cơ động, thần tốc đưa các quân đoàn chủ lực từ Bắc vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên dự cuộc gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống của Bộ đội Trường Sơn tại Binh đoàn 12 (năm 2017). Ảnh: TRƯỜNG SƠN.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên dự cuộc gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống của Bộ đội Trường Sơn tại Binh đoàn 12 (năm 2017). Ảnh: TRƯỜNG SƠN

Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên cũng là “kiến trúc sư” của việc tổ chức hệ thống binh trạm trên đường Trường Sơn nhằm tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của bộ tư lệnh, đồng thời đẩy mạnh vận chuyển bằng cơ giới.

Đây là một trong những sáng tạo độc đáo của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên trên chiến trường, góp phần tạo ra bước đột phá chiến lược trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Sáng tạo này của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên còn được vận dụng trong thế trận bảo đảm hậu cần kỹ thuật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra trong tương lại.

Thiếu tướng Võ Sở - Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy - Phó Tư lệnh về chính trị Binh đoàn 12, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Trường Sơn - cho biết: Việc đầu tiên sau khi đồng chí Đồng Sỹ Nguyên nhận nhiệm vụ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn (đầu năm 1967) là đi thị sát toàn bộ chiến trường, nghiên cứu chiến trường và xác định những phương thức chiến đấu mới: “Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến, địch đánh đường này, ta mở đường khác. Địch đánh ta sửa, ta đi. Huy động tất cả lực lượng của Trường Sơn, kể cả lực lượng công binh, pháo binh, theo tinh thần vít đầu máy bay địch xuống mà đánh”.  

Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên là tác giả của kỳ tích “đường “kín” Tây Trường Sơn” khiến nhiều nhà quân sự trên thế giới phải nể phục.

Khi mạng đường “kín” Tây Trường Sơn hoàn thành, việc vận chuyển hàng hóa trên Đường Hồ Chí Minh chủ yếu vào ban ngày, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng các tuyến đường cũ để nghi binh lừa địch. Bộ đội ta đặt những bình ắc-quy trên đường cũ vào ban đêm, tạo ra ánh sáng bằng những bóng đèn như đèn gầm ôtô. Các thiết bị điện tử hiện đại của địch cứ tưởng đó là đoàn xe thật, gọi máy bay đến bắn phá.

Vị tướng văn võ song toàn

Thiếu tướng Hoàng Kiền - Phó chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh - là một trong những người may mắn được chứng kiến nhiều việc làm cũng như có những kỷ niệm với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên ở chiến trường Trường Sơn.

Thiếu tướng Hoàng Kiền cho rằng, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên là vị tướng văn võ song toàn, giỏi quân sự nhưng cũng rất giỏi về chính trị.

Thiếu tướng Hoàng Kiền được gặp Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên vào cuối năm 1970,  khi vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn xuống làm việc với Binh trạm 32 để phát động phong trào thi đua “Binh trạm vạn tấn” với nhiệm vụ mỗi tháng phải phấn đấu đưa 1 vạn tấn hàng vượt Đường 9 chi viện miền Nam.

“Đây là tuyến đường bị địch đánh phá ác liệt, phải có những cách làm sáng tạo mới vượt qua khó khăn. Phong trào do Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên phát động và trực tiếp chỉ đạo đã đạt kết quả rất tốt. Hằng tháng, số hàng vận chuyển qua Đường 9 đều đạt trên 1 vạn tấn, bảo đảm việc chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam” - Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết.

Theo Thiếu tướng Võ Sở, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên luôn quan tâm tới các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, đặc biệt quan tâm và  phát huy được vai trò đội ngũ văn học nghệ thuật và báo chí để nâng cao đời sống tinh thần chiến đấu của bộ đội, tạo ra sự lạc quan cách mạng, thúc đẩy các phong trào thi đua trên tuyến chi viện chiến lược.

Đời sống văn hóa của bộ đội được đáp ứng ngay trong chiến đấu. Đảng ủy Bộ đội Trường Sơn coi đội ngũ làm công tác văn học nghệ thuật và thông tin báo chí như một binh chủng. Trường Sơn có một lực lượng làm nhiệm vụ này rất đông, từ những người chuyên trách, tại chức, đến những văn nghệ sĩ các tỉnh cả miền Bắc, miền Nam tham gia.

Ngoài việc được cung cấp báo chí từ miền Bắc, Bộ đội Trường Sơn có tờ báo riêng mang tên “Trường Sơn” được xuất bản tại chiến trường.

Đội ngũ văn học nghệ thuật và báo chí thuộc Bộ đội Trường Sơn không chỉ động viên phong trào thi đua của Bộ đội Trường Sơn mà còn góp phần thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng của cả nước hướng về Trường Sơn, hăng hái  “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Đại tá, nhà báo ĐỖ PHÚ THỌ
TIN LIÊN QUAN

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Dấu ấn con đường huyền thoại

Hải Danh |

Hà Nội - Ngày 22.2, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và gia đình đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tổ chức khai mạc Triển lãm “Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Dấu ấn con đường huyền thoại”.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

Ngày 14.2, tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo về các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1.3.1923 – 1.3.2023).

Nhớ về Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên

Trần Văn - ĐBQH khóa XII, XIII |

Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên sinh ra ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh khoảng hơn 100 mét. Ông là người con trai thứ 5 trong một gia đình có 9 người con, trong đó cả 5 người con trai đều tham gia cách mạng.

Khách sạn phố cổ Hà Nội vắng khách sau gần một năm mở cửa du lịch

Thu Giang |

Dù được dự báo tình hình kinh doanh sẽ lạc quan khi ngành du lịch mở cửa từ ngày 15.3.2022, đến nay, nhiều khách sạn tại phố cổ Hà Nội vẫn đang loay hoay khi lượng khách quốc tế lưu trú vẫn còn nhỏ giọt so với trước dịch COVID-19.

Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam

Huyền Phạm |

Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người.

Lãi suất huy động đồng loạt giảm 0,5% từ 6.3

Đức Mạnh |

Tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ giảm lãi suất huy động 0,5%/năm nhằm giảm lãi suất cho vay và giảm áp lực chi phí vốn đối với doanh nghiệp.

Cựu Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên là người thực hành với vai trò tích cực trong vụ vi phạm quy định đấu thầu

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sáng nay (2.3), Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên tiếp tục xét xử vụ án vi phạm quy định đấu thầu. Ông Nguyễn Văn Kiên - cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được xác định là đồng phạm.

Ngộ độc khí methanol trong KCN ở Bắc Ninh: Một công nhân đã tử vong

Trần Tuấn |

1 trong 4 công nhân trong vụ ngộ độc khí Methanol tại Công ty TNHH HS Tech Vina, KCN Thuận Thành 3, tỉnh Bắc Ninh đã tử vong vào đêm qua.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Dấu ấn con đường huyền thoại

Hải Danh |

Hà Nội - Ngày 22.2, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và gia đình đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên tổ chức khai mạc Triển lãm “Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Dấu ấn con đường huyền thoại”.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

PHI LONG - ĐỨC TUẤN |

Ngày 14.2, tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo về các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1.3.1923 – 1.3.2023).

Nhớ về Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên

Trần Văn - ĐBQH khóa XII, XIII |

Trung tướng, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên sinh ra ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh khoảng hơn 100 mét. Ông là người con trai thứ 5 trong một gia đình có 9 người con, trong đó cả 5 người con trai đều tham gia cách mạng.