Thời điểm then chốt để Việt Nam tăng vị thế ở chuỗi giá trị xanh toàn cầu

Ngọc Vân |

Đây là thời điểm then chốt để Việt Nam xác lập, không ngừng gia tăng vị thế trong các chuỗi giá trị xanh toàn cầu, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.

Tại hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường carbon và hàm ý chính sách với Việt Nam” chiều 23.11 do Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp tổ chức, các đại biểu đã thảo luận về kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị cho Việt Nam về phát triển thị trường carbon, bao gồm việc hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các cơ chế hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định, chuyển đổi xanh là nguồn động lực mới cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Các tiêu chuẩn “xanh” đang được định hình và đẩy nhanh đi vào thực thi theo hướng gắn thương mại và đầu tư quốc tế với các tiêu chí về giảm phát thải carbon, phát triển bền vững, lao động và môi trường.

Cùng với đó, các liên kết, sáng kiến mới gắn với các lĩnh vực xanh cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Đây là thời điểm then chốt để Việt Nam xác lập, không ngừng gia tăng vị thế trong các chuỗi giá trị xanh toàn cầu.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, phát triển thị trường tài chính xanh, trong đó then chốt là thị trường carbon, sẽ là chìa khóa cho chuyển đổi xanh thành công, tuy nhiên sẽ không dễ dàng, nhất là với các nước đang phát triển chưa có các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xanh đồng bộ và chất lượng.

Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chiến lược quan trọng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, trong đó có lộ trình phát triển công cụ định giá carbon, nhất là thị trường carbon tuân thủ.

Trước mắt, Việt Nam dự kiến đẩy nhanh xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính; hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế và thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: BNG
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: BNG

OECD đánh giá cao những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ đặc biệt ấn tượng với cam kết phát thải ròng bằng 0 tại Hội nghị COP26 và cho rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển thị trường carbon năng động, chất lượng và hiệu quả.

Các đại biểu cho biết mặc dù thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon tự nguyện thế giới gần 20 năm trước. Tới nay, Việt Nam đã có 150 dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và là một trong 4 nước có dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch đăng ký nhiều nhất.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, một số doanh nghiệp, chuyên gia châu Âu cho biết hệ thống trao đổi tín chỉ carbon của EU đã góp phần giảm phát thải, thúc đẩy tăng trưởng bền vững về lợi nhuận nhưng không làm suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo việc làm mới và thúc đẩy xây dựng quỹ xã hội về khí hậu để hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng từ thuế các-bon và biến đổi khí hậu.

OECD cho rằng, để xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ carbon, các quốc gia cần xác định rõ mục tiêu, giới hạn của hệ thống và bảo đảm minh bạch pháp lý trong các lĩnh vực liên quan.

Đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đã có sự chuẩn bị tương đối tốt từ khu vực công, tuy nhiên cần chú trọng thúc đẩy cách tiếp cận nhiều bên, tăng cường hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực, các cấp, đặc biệt là thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện phát triển cung, cầu trong thị trường carbon.

Bên cạnh việc phát huy nội lực, các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức quốc tế tham dự hội thảo đề cao vai trò của hợp tác quốc tế, cho biết sẵn sàng chia sẻ, thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong phát triển thị trường carbon.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đẩy mạnh bảo vệ rừng ngập mặn vì hệ sinh thái carbon xanh

Vũ Long |

Việt Nam nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

"Mỏ vàng" từ thị trường mua bán tín chỉ carbon

Thu Giang |

Thị trường trao đổi tín chỉ carbon của Việt Nam đang khá sôi động liên quan đến mua bán, bù trừ, đầu tư dự án sinh ra tín chỉ carbon.

Việt Nam có “rừng vàng biển bạc” nhưng tín chỉ carbon còn nhiều rào cản

Đức Mạnh |

Thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi tối đa từ thương mại quốc tế, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, thế nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng do thiếu các tiêu chí, quy định và quy trình để tham gia thị trường tín chỉ carbon.

Cải tạo chung cư cũ vẫn "giậm chân tại chỗ" 20 năm qua

Quỳnh Trang |

Từ năm 2005, Hà Nội bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc nên suốt 20 năm qua, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội vẫn "giậm chân tại chỗ", chỉ có khoảng 1,2% trong tổng số 1.579 nhà chung cư cũ được cải tạo, xây dựng lại. Để hiểu hơn về vấn đề này, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Một huyện ở Bắc Giang quyết liệt phản đối Amway tổ chức hội thảo đa cấp

Trần Tuấn |

UBND huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều văn bản quyết liệt phản đối cho Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp trên địa bàn huyện.

Chuẩn bị hợp long cầu hơn 100 tỉ đồng nối 2 bờ sông Chảy

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Công trình cầu Tô Mậu hơn 100 tỉ đồng, dài 159m nối 2 bờ sông Chảy sẽ được hợp long vào ngày mai (26.11).

Nhân viên kế toán trường học mong giảm tuổi hưu vì công việc nặng nhọc

trà my |

Không chỉ riêng giáo viên mầm non ủng hộ đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu mà các kế toán trường học cũng mong muốn đề xuất này sớm được thực hiện.

Công nhân móc cống qua góc nhìn của cô gái trẻ chỉ có thể nằm để viết văn

Tô Thế - Vũ Linh |

Không có được một đôi chân khỏe mạnh để đi như bao người bình thường khác, nhưng cô gái trẻ Viên Nguyệt Ái lại được bay bổng trong trí tưởng tượng của mình. Mới đây nhất tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất" nói về thợ móc cống của Viên Nguyệt Ái đã đoạt giải cuộc thi viết văn về Công nhân, công đoàn giai đoạn 2021 - 2023.

Việt Nam đẩy mạnh bảo vệ rừng ngập mặn vì hệ sinh thái carbon xanh

Vũ Long |

Việt Nam nỗ lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

"Mỏ vàng" từ thị trường mua bán tín chỉ carbon

Thu Giang |

Thị trường trao đổi tín chỉ carbon của Việt Nam đang khá sôi động liên quan đến mua bán, bù trừ, đầu tư dự án sinh ra tín chỉ carbon.

Việt Nam có “rừng vàng biển bạc” nhưng tín chỉ carbon còn nhiều rào cản

Đức Mạnh |

Thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi tối đa từ thương mại quốc tế, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, thế nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng do thiếu các tiêu chí, quy định và quy trình để tham gia thị trường tín chỉ carbon.