"Mỏ vàng" từ thị trường mua bán tín chỉ carbon

Thu Giang |

Thị trường trao đổi tín chỉ carbon của Việt Nam đang khá sôi động liên quan đến mua bán, bù trừ, đầu tư dự án sinh ra tín chỉ carbon.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), từ đầu năm đến nay cả nước đã thu 2.027,64 tỉ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung mở rộng đối tượng dịch vụ môi trường rừng và hướng tới việc bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới.

Cụ thể, Bộ NNPTNT đánh giá, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ yếu thực hiện công việc để duy trì nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ cho sản xuất thủy điện, hoặc một số dịch vụ khác như cung cấp nước sạch, nước công nghiệp, du lịch sinh thái ở quy mô nhỏ, chiếm tỉ trọng thấp.

Theo Bộ NNPTNT, từ đầu năm đến nay cả nước đã thu 2.027,64 tỉ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Nhưng còn nhiều dư địa, tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ việc hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững.

Để tiếp tục phát huy tiềm năng từ dịch vụ môi trường rừng, thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan hoặc ban hành các Nghị định, Thông tư mới.

Trong đó, Bộ NNPTNT sẽ tập trung vào mở rộng đối tượng dịch vụ môi trường rừng, thực hiện và tổ chức thực hiện các loại hình dịch vụ mới như kinh doanh du lịch sinh thái bên ngoài phạm vi khu rừng nhưng có sử dụng vẻ đẹp cảnh quan do rừng tạo ra, dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn và bán tín chỉ carbon ra thị trường thế giới.

Tín chỉ carbon (tín chỉ CO2) là chứng nhận có thể giao dịch thương mại, thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2, hoặc một tấn khí nhà kính khác tương đương.

Phương thức mua bán được hiểu là một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn thì có thể mua lại 2 tấn tín chỉ từ công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn, điều này được xác nhận bởi một bên thứ ba. Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ carbon là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.

Chia sẻ tại Diễn đàn cơ hội đầu tư thương mại và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thị trường carbon tổ chức ngày 16.6, ông Phạm Cương - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu - nhìn nhận, thị trường carbon được xem là giải pháp, chìa khóa để Việt Nam thực hiện mục tiêu Net Zero - Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025.

Ông Cương cho rằng, ở giai đoạn hiện tại thị trường trao đổi tín chỉ carbon của Việt Nam khá sôi động liên quan đến mua bán, bù trừ, đầu tư dự án sinh ra tín chỉ carbon. Ngay cả đối với việc trồng và bảo vệ rừng, cũng đang đem lại nguồn thu cho nông dân từ việc bán khí thải carbon.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam có “rừng vàng biển bạc” nhưng tín chỉ carbon còn nhiều rào cản

Đức Mạnh |

Thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi tối đa từ thương mại quốc tế, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, thế nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng do thiếu các tiêu chí, quy định và quy trình để tham gia thị trường tín chỉ carbon.

Lợi nhuận khổng lồ từ giao dịch tín chỉ carbon mà doanh nghiệp Việt bỏ lỡ

Tuyết Lan |

“Tín chỉ carbon hiện đang là tài nguyên hấp dẫn trong bối cảnh cả thế giới đi theo xu hướng phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận và nắm được cách thức giao dịch tín chỉ carbon” - TS Nguyễn Quốc Trung (Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu) đưa quan điểm.

WB sẽ hỗ trợ Việt Nam hình thành thị trường tín chỉ carbon tự nguyện

Thanh Hà |

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam sớm hình thành thị trường tín chỉ carbon tự nguyện.

Nguyễn Quang Dũng: Mời Trấn Thành đóng Đất rừng phương Nam để hút khán giả có gì sai?

ĐÔNG DU |

Chia sẻ với Lao Động, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cho biết, việc mời Trấn Thành đóng "Đất rừng phương Nam" một phần vì giá trị ngôi sao. Hơn hết, anh thấy nam MC phù hợp với vai bác Ba Phi.

Khi nhà sản xuất gameshow, nhà đài đẩy người chơi vào tâm bão dư luận

Anh Trang |

Dùng đủ chiêu bài gây thu hút cho gameshow, nhưng khi ồn ào xảy đến, nhà sản xuất cũng như nhà đài thường chọn cách im lặng, để mặc người chơi chịu búa rìu dư luận.

Ngư dân thất thần khi bị tàu giã cào kéo rê trên biển

HƯNG THƠ |

Ngư dân Trần Hòa (trú tại thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) thả hơn 10 tay lưới bắt mực và ghẹ cách bờ biển 3 hải lý. Bất ngờ, tàu dã cào hoạt động trái phép tiến đến, kéo luôn các tay lưới và ghe của anh Hòa suốt 1 hải lý. Chấp nhận mất của, anh Hòa phải cắt dây neo và lưới để tránh lật ghe.

Tiền đạo Tiến Linh nhận thẻ đỏ là xứng đáng

HOÀNG HUÊ (GHI) |

Bình luận viên Quang Huy cho rằng, tình huống trọng tài rút thẻ đỏ đối với tiền đạo Tiến Linh trong trận thua 0-2 của tuyển Việt Nam trước tuyển Trung Quốc là hoàn toàn chính xác. Dưới đây là quan điểm của bình luận viên Quang Huy khi trao đổi với Lao Động:

Học sinh ngóng chờ phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trang Hà |

Theo kế hoạch, từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt nghiệp THPT. Nhiều em bày tỏ sự lo lắng vì hiện tại Bộ GDĐT vẫn chưa chốt phương án cho kỳ thi, gây ảnh hưởng đến định hướng học tập.

Việt Nam có “rừng vàng biển bạc” nhưng tín chỉ carbon còn nhiều rào cản

Đức Mạnh |

Thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi tối đa từ thương mại quốc tế, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, thế nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng do thiếu các tiêu chí, quy định và quy trình để tham gia thị trường tín chỉ carbon.

Lợi nhuận khổng lồ từ giao dịch tín chỉ carbon mà doanh nghiệp Việt bỏ lỡ

Tuyết Lan |

“Tín chỉ carbon hiện đang là tài nguyên hấp dẫn trong bối cảnh cả thế giới đi theo xu hướng phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận và nắm được cách thức giao dịch tín chỉ carbon” - TS Nguyễn Quốc Trung (Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu) đưa quan điểm.

WB sẽ hỗ trợ Việt Nam hình thành thị trường tín chỉ carbon tự nguyện

Thanh Hà |

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam sớm hình thành thị trường tín chỉ carbon tự nguyện.