Rất ít vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

Cẩm Hà |

Theo Thanh tra Chính phủ, công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có chuyển biến rõ nét là 1 trong 4 khó khăn trong công tác phòng chống tiêu cực tham nhũng hiện nay.

Như Lao Động ngày 12.10 thông tin, Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Nội dung gây chú ý là trong 9 tháng năm 2023, cơ quan thanh tra chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 279 vụ, 363 đối tượng.

Về việc thực hiện các kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, cơ quan thanh tra cũng chuyển cơ quan điều tra 207 vụ, đối tượng; khởi tố 9 vụ, 15 đối tượng.

Liên quan đến nội dung này, báo cáo của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, trong thời gian qua, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) thụ lý, thực hành quyền công tố và kiểm sát giải quyết 13 vụ/96 bị can án tham nhũng, chức vụ; thụ lý giải quyết 06 vụ/63 bị can trong giai đoạn truy tố.

Cơ quan kiểm sát đến nay ban hành cáo trạng truy tố 05 vụ/58 bị can và hiện còn 01 vụ/05 bị can còn trong hạn luật định.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra 4 khó khăn, hạn chế trong công tác phòng chống tiêu cực tham nhũng.

Thứ nhất, một số quy định về quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là trên các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Thứ hai, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện; một số biện pháp hiệu quả thấp; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc.

Thứ ba, công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có chuyển biến rõ nét; rất ít vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ.

Đáng chú ý, dù hoạt động thanh tra phát hiện nhiều sai phạm kinh tế, nhưng việc làm rõ động cơ vụ lợi để chuyển cơ quan điều tra kiến nghị khởi tố về các tội tham nhũng còn nhiều khó khăn.

Thứ tư, một số trường hợp chậm ban hành kết luận giám định, định giá tài sản làm kéo dài thời gian giải quyết các vụ án, vụ việc. Trong một số vụ án vẫn xảy ra trường hợp đối tượng bỏ trốn; tương trợ tư pháp hình sự còn gặp khó khăn. Công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn thi hành án hiệu quả chưa cao.

Từ thực tế phòng chống tiêu cực tham nhũng hiện nay, Thanh tra Chính phủ chỉ ra cần đặc biệt coi trọng công tác phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn chặn từ sớm, ngăn chặn từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 363 đối tượng

Cẩm Hà |

Thanh tra Chính phủ cho hay đã chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 279 vụ, 363 đối tượng.

Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện theo 2 giai đoạn.

Chỉ đạo sát sao tiến độ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2023, công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt được nhiều kết quả tích cực. Các đơn vị chức năng đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo sát sao tiến độ thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng vọt 71,6%

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, ngày 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.

Cuộc gọi của công an, ngân hàng sẽ có tên định danh để chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Sau khi định danh cuộc gọi của các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, thời gian tới, cuộc gọi của công an, tòa án, ngân hàng... cũng sẽ hiển thị tên định danh để phòng chống lừa đảo.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc từ năm 2023

Nhóm PV |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục, mức hưởng đối bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6 tháng đòi bồi thường bảo hiểm xe máy được 500.000 đồng

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình tham gia giao thông và gặp tai nạn, không ít bạn đọc phản ánh tới Báo Lao Động về việc khó khăn trong thủ tục nhận bồi thường bảo hiểm xe máy.

Thanh tra Chính phủ chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 363 đối tượng

Cẩm Hà |

Thanh tra Chính phủ cho hay đã chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 279 vụ, 363 đối tượng.

Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện theo 2 giai đoạn.

Chỉ đạo sát sao tiến độ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2023, công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt được nhiều kết quả tích cực. Các đơn vị chức năng đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo sát sao tiến độ thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng vọt 71,6%

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, ngày 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.