Tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng vọt 71,6%

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, ngày 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.

Nhiều tổ chức để xảy ra vi phạm

Tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho biết, trong gần 9 tháng năm 2023, tội phạm tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng 71,6% về số vụ và tăng 161,17% về số đối tượng; đặc biệt, số vụ nhận hối lộ được phát hiện tăng 312,5%.

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo của Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có nhiều cải thiện, nhất là ở địa phương; vẫn còn nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vi phạm.

Năm 2023 phát hiện, xử lý 893 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp (tăng 71,5% so với năm 2022). Một số trường hợp cán bộ, công chức của các cơ quan bảo vệ pháp luật vi phạm các chuẩn mực xử sự về đạo đức công vụ, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ quan thẩm tra đánh giá, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn có những hạn chế; kết quả phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, còn chưa tương xứng với tình hình thực tế.

Cụ thể 13.093 người được xác minh tài sản thu nhập nhưng chỉ phát hiện, xử lý kỷ luật đối với 54 người do kê khai không trung thực.

Rút ra bài học kinh nghiệm từ các đại án

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho hay, Ủy ban cũng đánh giá cao những kết quả trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, kể cả đối tượng là lãnh đạo quản lý cấp cao ở địa phương.

Báo cáo của Ủy ban Tư pháp đề cập đến các trường hợp như Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau... bị xem xét, xử lý kỷ luật vì kê khai tài sản, thu nhập không trung thực...

Đánh giá khái quát, Ủy ban Tư pháp nhìn nhận tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp; tham nhũng tiếp tục xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ PCTN.

Thống kê cho thấy, cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã khởi tố 45 vụ, với 82 bị can về tội tham nhũng xảy ra trong hoạt động tư pháp. Từ đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu.

Qua kết quả điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp (như vụ “chuyến bay giải cứu”, các vụ án liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm, AIC...), Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề nghị đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế xã hội để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự.

Sẽ tiếp tục truy tố, xét xử vụ án AIC

Viện trưởng Viện KSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh việc “tội tham nhũng rất phức tạp”. Riêng năm 2022, đầu năm 2023, đã thụ lý những vụ án quy mô lớn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực. Ông Trí ví dụ, vụ án Vạn Thịnh Phát, liên quan đến cả ngân hàng, chứng khoán, rồi liên quan đến thẩm định giá, công chứng, kể cả việc phát hành trái phiếu… Viện trưởng cho biết, các cơ quan bị hút vào vụ án lớn “rất mất sức”. Có những vụ án, thậm chí 0h đêm vẫn phải họp nếu thấy cần thiết. Như vụ Việt Á đã đưa ra xét xử, vụ AIC đã xét xử một vài nơi, tới đây truy tố, xét xử tiếp.

“Vụ chuyến bay giải cứu đã xử rồi, giai đoạn 2 có làm không, làm như thế nào cũng là một vấn đề” - ông Trí nói.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dù đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, song báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra: Công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ chưa nhiều chuyển biến, có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.

Kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến về 3 nội dung, trong đó có dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Gần 1.100 tác phẩm tham dự Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022–2023 đã chủ trì họp Hội đồng Sơ khảo Giải báo chí.

Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh phải quán triệt quan điểm chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Không để quy phạm pháp luật sơ hở, tạo ra tham nhũng, tiêu cực, gây ra thất thoát hoặc chỉ tìm cách kéo thuận lợi về bộ, ngành mình hay tạo cơ chế xin – cho.

Ông Đỗ Đức Hoàng được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Đỗ Đức Hoàng - Trưởng ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

Hà Nội kiểm tra dấu hiệu vi phạm với 3 tổ chức Đảng sau vụ cháy chung cư

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức Đảng tại quận Thanh Xuân nhằm làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo liên quan do để xảy ra vụ cháy đã làm 56 người tử vong và 37 người bị thương.

Thay vì cấm, cần có quy định riêng về đặt lệnh chứng khoán bằng robot

Đức Mạnh |

Theo chuyên gia, cần có những chính sách riêng cho những giao dịch chứng khoán bằng robot như phí, kênh kết nối, cấp định danh, giấy phép, cơ chế thưởng phạt rõ ràng.

Có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dù đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, song báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra: Công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ chưa nhiều chuyển biến, có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.

Kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến về 3 nội dung, trong đó có dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Gần 1.100 tác phẩm tham dự Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 7.9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022–2023 đã chủ trì họp Hội đồng Sơ khảo Giải báo chí.

Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh phải quán triệt quan điểm chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Không để quy phạm pháp luật sơ hở, tạo ra tham nhũng, tiêu cực, gây ra thất thoát hoặc chỉ tìm cách kéo thuận lợi về bộ, ngành mình hay tạo cơ chế xin – cho.