Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG |

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và thực hiện theo 2 giai đoạn.

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11.10.2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng.

Trong đó, rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.

Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt.

Chiến lược được thực hiện theo 2 giai đoạn

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026), trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023-2026 và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.

Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030), phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.

Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xem xét bổ sung 78.000 tỉ đồng vào quỹ cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét bổ sung khoảng 78.000 tỉ đồng vào quỹ cải cách chính sách tiền lương, dự kiến tiến hành từ 1.7.2024.

Tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng vọt 71,6%

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, ngày 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.

Có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dù đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, song báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra: Công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ chưa nhiều chuyển biến, có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.

Chèn tiết dạy liên kết vào giờ chính khóa, Sở nói cấm, trường vẫn "lách luật"

Vân Trang |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các trường không được bắt ép học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá, dạy liên kết dưới mọi hình thức. Còn các trường hợp thức hóa việc này bằng những lá đơn tự nguyện "xin được học" của phụ huynh học sinh.

Đắm chìm trong vẻ đẹp của dãy núi hùng vĩ nhất Việt Nam

Linh Boo |

Dưới ánh nắng thu dãy Hoàng Liên Sơn trải dài với những gam màu xanh, vàng... khiến du khách mê mẩn khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của Việt Nam.

Tin 20h: Gần 80 kế toán trường học tại Nghệ An “kêu cứu” vì lương quá thấp

Linh Trang - Đinh Hiệp |

Tin 20h ngày 12.10: Gần 80 nhân viên kế toán trường học tại Nghệ An kêu khổ; Thu hồi cả miếu thổ công, nghĩa trang để làm sân golf ở Lạng Sơn; Chung cư mini tự lắp thang thoát hiểm có ngày "lợi bất cập hại"; Công ty của đại gia Quảng Ninh đóng du thuyền nghìn tỉ vượt đại dương;...

Lập hội đồng kỷ luật cô giáo đánh gãy ngón tay học sinh ở TPHCM

HỮU CHÁNH |

TPHCM - Dù vô tình hay cố ý, hành động của cô giáo đánh học sinh lớp 1 gãy ngón tay nằm ngoài quy định về chuẩn mực trong môi trường sư phạm, Sở GDĐT TPHCM sẽ xử lý nghiêm, đúng với quan điểm của ngành.

Tài chính thông minh: 1 tỉ đồng nên đầu tư chứng khoán hay Bitcoin?

Nhóm PV |

Theo chuyên gia từ Chương trình Tài chính thông minh, đầu tư vào Bitcoin do chưa được pháp luật bảo vệ nên tồn tại rủi ro mất vốn. Còn các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông tin dễ tìm hiểu, tính minh bạch tốt hơn, dễ dàng định giá hơn so với tiền ảo.

Xem xét bổ sung 78.000 tỉ đồng vào quỹ cải cách chính sách tiền lương

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét bổ sung khoảng 78.000 tỉ đồng vào quỹ cải cách chính sách tiền lương, dự kiến tiến hành từ 1.7.2024.

Tội phạm tham nhũng, chức vụ tăng vọt 71,6%

Phạm Đông |

Tiếp tục phiên họp thứ 26, ngày 13.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2023 của Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2023.

Có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ

PHẠM ĐÔNG |

Dù đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, song báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra: Công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ chưa nhiều chuyển biến, có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.