Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

THEO TTXVN |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 757/NQ-UBTVQH15 ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước, Nghị quyết quy định: Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Quốc hội xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của cơ quan mình.

Người đứng đầu vụ, cục, đơn vị xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin của đơn vị mình.

Người có thẩm quyền có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước đối với thông tin thuộc lĩnh vực phụ trách.

Việc ủy quyền được quy định trong quy chế làm việc hoặc văn bản phân công công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị hoặc bằng văn bản ủy quyền trong từng trường hợp cụ thể. Cấp phó được ủy quyền xác định bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Theo Nghị quyết, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì phải xác định độ mật tương ứng.

Dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết có nội dung bí mật nhà nước sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua không còn là bí mật nhà nước, trừ trường hợp cần xác định là bí mật nhà nước thì cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì nội dung phối hợp với cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.

Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.

Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xử lý theo thẩm quyền hoặc xem xét, quyết định việc chuyển đến cơ quan, đơn vị có chức năng để xừ lý theo quy định. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được phép sao, chụp, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước cũng được quy định cụ thể.

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho phép sao chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.

Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, trừ người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội; người đứng đầu đơn vị tương đương cấp Vụ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật.

Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật.

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trên có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền. Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Nghị quyết cũng quy định các nội dung về mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước; tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước...

THEO TTXVN
TIN LIÊN QUAN

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự kiến, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Xây dựng Quốc hội điện tử, phát triển cho mỗi đại biểu Quốc hội 1 trợ lý ảo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cùng tham gia xây dựng Quốc hội điện tử, nhất là phần mềm AI để phát hiện mâu thuẫn thể chế giữa các luật, giữa luật với các văn bản dưới luật; phát triển cho mỗi đại biểu Quốc hội 1 trợ lý ảo.

Quốc hội quyết định danh mục hàng bình ổn giá để chia sẻ với Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thay đổi danh mục mặt hàng bình ổn giá có tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp. Trường hợp Quốc hội không họp, có thể ủy quyền cho Thường vụ Quốc hội quyết định thay đổi quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.

Ông Nguyễn Đức Chung giải trình việc trồng cây xanh ở nhà bố mẹ đẻ

Việt Dũng |

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, không chỉ đạo "miệng" cấp dưới đặt hàng cây xanh của người quen và ông cũng không nhận tiền cảm ơn.

Hàng loạt máy móc, thiết bị đắp chiếu của BV Bạch Mai hoạt động trở lại

Thùy Linh |

Ngay sau khi Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành đã tháo gỡ được nhiều "nút thắt". Tại Bệnh viện Bạch Mai - một trong những "điểm nóng" về thiếu trang thiết bị y tế, phục vụ người bệnh, hiện nay, sau gần 1 tháng các quy định mới được ban hành, nhiều máy móc đã hoạt động trở lại.

Niềm vui đã đến với 137 người lao động Công ty Haprosimex

Hà Anh - Quỳnh Chi |

Ngày 29.3, niềm vui đã đến với 137 người lao động Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) - khi họ được cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (Hà Nội) bàn giao cuốn sổ BHXH đã được chốt đóng.

Nghịch lí thất nghiệp tăng, sàn việc làm vắng hoe

HÀ ANH CHIẾN |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động tại Đồng Nai, số người lao động tới làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao, trong khi sàn giao dịch việc làm được mở thường xuyên hàng tháng lại vắng bóng cả người lao động lẫn doanh nghiệp tuyển dụng.

Giá nhà ở xã hội vẫn cao so với thu nhập của công nhân

B.Hân - M.Phương |

Có một căn nhà ở xã hội sau nhiều năm thuê trọ là mơ ước của nhiều gia đình công nhân. Nhưng số tiền để dành mua nhà ở xã hội là quá lớn so với thu nhập, nếu muốn mua phải vay mượn, trả nợ nên nhiều gia đình công nhân đành gác lại mong muốn này.

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự kiến, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Xây dựng Quốc hội điện tử, phát triển cho mỗi đại biểu Quốc hội 1 trợ lý ảo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cùng tham gia xây dựng Quốc hội điện tử, nhất là phần mềm AI để phát hiện mâu thuẫn thể chế giữa các luật, giữa luật với các văn bản dưới luật; phát triển cho mỗi đại biểu Quốc hội 1 trợ lý ảo.

Quốc hội quyết định danh mục hàng bình ổn giá để chia sẻ với Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc thay đổi danh mục mặt hàng bình ổn giá có tác động lớn đến quyền và nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp. Trường hợp Quốc hội không họp, có thể ủy quyền cho Thường vụ Quốc hội quyết định thay đổi quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.