Quản lý đất đai, thu hút đầu tư ở đặc khu: Quan trọng là cách hành xử minh bạch của cán bộ công quyền

XUÂN HẢI - TRẦN VƯƠNG |

Cho ý kiến về dự án Luật Hành chính kinh tế đặc biệt, mới đây đại biểu Lê Thanh Vân - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội - đã thẳng thắn nêu rõ về vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư là minh bạch trong quản lý và cách hành xử của người cán bộ công quyền trong việc thực thi công vụ là điều quan trọng hơn cả.

Cần môi trường đầu tư minh bạch, ít nhũng nhiễu

Liên quan đến chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư, những ưu tiên để thu hút tại các đặc khu, ông Lê Thanh Vân cho rằng: Trong dự luật hiện có nêu về các ưu đãi về thuế, sự ưu tiên với các nhà đầu tư cả về thời hạn, tiền thuê đất, mặt nước. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư không nhất thiết phải bằng cách miễn thuế, miễn tiền cho thuê đất như vậy.

Thời đại bây giờ của công nghiệp 4.0, không gian phát triển không nhất thiết trên một địa hạt cụ thể với những ưu đãi cụ thể mà chúng ta phải hội nhập vào không gian đó với những minh bạch trong hoạt động của chính quyền, với môi trường, kể cả văn hóa.... đấy chính là thu hút đầu tư.

“Quan trọng nhất là môi trường đầu tư, là minh bạch trong hoạt động của bộ máy chính quyền, là phẩm hạnh của cán bộ chính quyền. Nhiều nhà đầu tư thấy cái lợi trong ưu đãi nộp thuế nhưng hành xử của bộ máy chính quyền lại tham nhũng, gây khó dễ, phiền hà thì tiền họ được ưu đãi đó có khi còn nhỏ hơn tiền lobby cho những chính sách khác.

Trên thực tế, tự thân ba khu vực Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang) thiên nhiên đã dành nhiều ưu đãi. Thời gian qua Nhà nước cũng đầu tư hạ tầng khá nhiều. Đấy là những ưu đãi rồi” - đại biểu Lê Thanh Vân cho ý kiến.

Liên quan tới vấn đề quản lý đất đai tại các địa phương nằm trong dự án xây dựng đặc khu, trao đổi với PV Lao Động, ông Bùi Đức Thụ - Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cho biết, việc tổ chức các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là để kỳ vọng thu hút đầu tư, cho cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế xã hội, tạo thành những cái đột biến, nhảy vọt. Đó là mục tiêu, để đạt được những mục tiêu đó rất cần tạo cơ chế chính sách để thu hút đầu tư.

“Chứ còn cơ chế chính sách nặng về vấn đề ưu đãi, cho không cái này, bán rẻ cái khác thì điều đó chỉ có ý nghĩa nhất thời, tôi cho rằng cũng cần phải cân nhắc. Quan trọng nhất là cơ chế vận hành thế nào cho nó thông thoáng, tạo điều kiện để thu hút đầu tư. Bây giờ phải rà soát lại, với thành lập như vậy cần cơ chế chính sách gì, cần cân nhắc kỹ lưỡng để đạt, hiện thực hóa được mục tiêu bền vững chứ không phải mục tiêu nhất thời” - ông Bùi Đức Thụ nói.

Ông Bùi Đức Thụ cũng cho rằng, yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo phải công tâm, có năng lực, có đạo đức, phẩm chất. Nếu cán bộ mà có năng lực kém thì khó tổ chức thực hiện những trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao cho ở đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt.

Đối với cán bộ phẩm chất kém thì đôi khi họ lại lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân, làm thương tổn, thất thoát tài sản nhà nước, tài sản quốc gia. Do vậy, cần phải có cơ chế, chính sách để quản lý, sử dụng cán bộ. Có chế độ đối với cán bộ ở những đặc khu kinh tế đó để sử dụng người tài để tạo nên những đột phá, tạo nên những “quả đấm thép” cho nền 
kinh tế.

Kiểm soát, không để “thổi phồng” giá đất

Liên quan đến vấn đề “sốt” giá đất liên quan đến những khu vực có dự án đầu tư như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, ông Bùi Đức Thụ cho rằng: Để đảm bảo được ổn định cần phải xác định rất rõ vấn đề quy hoạch. Trước khi đầu tư dự án, cần phải có những quy định của pháp luật không nên ngăn cản những tình trạng đầu cơ tích trữ.

Mặt khác, việc quản lý quy hoạch phải chặt chẽ hơn nữa. Nếu quản lý quy hoạch không chặt chẽ thì rõ ràng có tình trạng đầu cơ, buôn bán đất phá vỡ quy hoạch, “băm nát” chỗ này chỗ kia. Khi đã có quy hoạch rồi, phải quản lý theo quy hoạch. Đây là nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương. Nếu làm không tốt những điều đó là các cấp chính quyền, tổ chức cá nhân có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước về việc quản lý quy hoạch.

Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho hay, liên quan đến phần đất thuộc quy hoạch để làm đặc khu hành chính, kinh tế đặc biệt hoặc để đầu tư dự án thì vấn đề đền bù đất đai cũng rất quan trọng. Chúng ta phải bám sát vào các quy định của pháp luật. Không vì việc đầu cơ ở lĩnh vực đó thổi giá đất lên để rồi xảy ra việc đấu tranh và đòi giá tiền cao hơn.

Tất cả những vấn đề về quy định quản lý đất, giá đất đều đã có quy định của pháp luật. Tuy nhiên những chế độ chính sách, pháp luật như vậy cần phải giải thích cho nhân dân và tuyên truyền cho người dân hiểu rõ. Nếu như người dân họ biết được rằng đầu cơ vào lĩnh vực đó, nhưng Nhà nước thu hồi đền bù cũng chỉ theo mức ở thời điểm như vậy, công bố, công khai quy định. Tôi nghĩ rằng người dân sẽ không đầu cơ.

“Vì chúng ta không công bố công khai giá bồi thường đất của từng khu vực cụ thể, thời gian cụ thể, sau đó mới xảy ra việc người dân đầu cơ vào đó rồi nó thổi giá đất lên. Từ đó dẫn tới việc đấu tranh đòi đền bù theo giá thị trường. Nhưng giá thị trường ở điều kiện nào? Ở điều kiện bình thường theo Luật Đất đai, không có việc thổi giá.

Điều này cần làm rõ, làm cho tốt thì người dân mới không đầu cơ. Chứ nếu không sẽ có tình trạng người dân đầu cơ, rồi thổi giá đất lên. Rồi sau đó phát sinh vấn đề dẫn tới kiện cáo, rồi trây ỳ, rồi dẫn tới nhiều vấn đề từ kinh tế nó trở thành vấn đề xã hội là điều cần rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ hơn” - ông Thụ lý giải.

Ông Bùi Đức Thụ cũng lưu ý, trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân ở đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt thì vấn đề đặt lên phải kiểm soát quyền lực. Một trong những điều kiện đó là phải minh bạch hóa thông tin, minh bạch hóa những hoạt động thì mọi người, người dân và tổ chức cá nhân đều biết để kiểm soát, giám sát hoạt động của tổ chức, cá nhân ở đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt đó. Khi đó những hiện tượng vi phạm pháp luật, quản lý sử dụng kém hiệu quả sẽ được phát hiện và ngăn chặn một cách kịp thời, góp phần tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước ở những đơn vị này.

Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo thông tin “sốt” đất

Trước tình trạng “sốt” đất nền tại các địa bàn sắp trở thành đặc khu, lãnh đạo Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường. Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường. Tổ chức thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan theo thẩm quyền.

Chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường bất động sản; kịp thời thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng và đô thị, định hướng, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ tăng giá bất động sản.

Đồng thời, đề xuất các biện pháp để ổn định thị trường, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; ngăn chặn việc phân lô bán nền trái quy định; chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp làm tăng giá bất động sản bất hợp lý tại những khu vực nêu trên, không để xảy ra tình trạng “sốt” nóng giá đất nền và dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản. Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên và gửi văn bản về kết quả thực hiện về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản trước ngày 7.5. T.CHÍ

XUÂN HẢI - TRẦN VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Vân Đồn - “sóng” ngầm vẫn rất lớn

NGUYỄN HÙNG |

Giá đất ở đặc khu tương lai Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đã bớt “sốt” hơn so với cách đây vài tháng, nhưng dòng người từ nhiều nơi đổ ra Vân Đồn và các đảo thuộc huyện này để săn tìm đất vẫn rất lớn.

Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về luật liên quan 3 đặc khu

T.C.A |

Đây là một trong những nội dung của phiên họp thứ 23 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra từ ngày 10-19.4.

Đặc khu cần được tạo đột phá nhưng không được lơ là giám sát

VƯƠNG TRẦN |

Đó là ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 4.4.

Nhà giàu Ấn Độ thuê trọn một resort ở Hạ Long để tổ chức siêu đám cưới

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Một siêu đám cưới, với sự tham gia của khoảng 400 người được cho là thuộc giới thượng lưu của Ấn Độ, sẽ được tổ chức tại Hạ Long trong vài ngày tới. Trong thời gian ở Hạ Long, đoàn khách này cũng sẽ có một ngày trải nghiệm trên vịnh Hạ Long.

Thuê nhà rồi cho thuê lại: Kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro

ANH HUY |

Thuê nhà rồi cho thuê lại là hình thức kinh doanh dành cho những nhà đầu tư vốn mỏng nhưng muốn có thu nhập đều đặn. Đây được xem là kênh đầu tư tiềm năng, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người kinh doanh không cẩn trọng.

Hoàng Anh Gia Lai chờ đợi gì khi kiện VPF?

AN NGUYÊN |

Việc Hoàng Anh Gia Lai nộp đơn kiện VPF chưa hẳn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho đội bóng phố núi dù họ có thắng kiện đi nữa.

Cuộc chiến giành thị phần của các công ty chứng khoán

Gia Miêu |

Doanh thu môi giới giảm ở hầu hết công ty chứng khoán trong bối cảnh thị trường chung thu hẹp.

Theo chân công nhân vào các khu công nghiệp ở Bình Dương tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng trăm công nhân vào các khu công nghiệp ở Bình Dương nộp hồ sơ, tìm việc làm sau Tết. Dù có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng hơn, nhưng để tìm việc làm phù hợp với mức thu nhập như ý không hề dễ dàng.

Vân Đồn - “sóng” ngầm vẫn rất lớn

NGUYỄN HÙNG |

Giá đất ở đặc khu tương lai Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đã bớt “sốt” hơn so với cách đây vài tháng, nhưng dòng người từ nhiều nơi đổ ra Vân Đồn và các đảo thuộc huyện này để săn tìm đất vẫn rất lớn.

Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về luật liên quan 3 đặc khu

T.C.A |

Đây là một trong những nội dung của phiên họp thứ 23 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra từ ngày 10-19.4.

Đặc khu cần được tạo đột phá nhưng không được lơ là giám sát

VƯƠNG TRẦN |

Đó là ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 4.4.