Đặc khu cần được tạo đột phá nhưng không được lơ là giám sát

VƯƠNG TRẦN |

Đó là ý kiến của ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 4.4.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, mục tiêu của những đặc khu là tạo ra những đột phá về hoạt động kinh tế mà từ hoạt động kinh tế này cần có sự đột phá về mặt quản lý nhà nước. Khu hành chính - kinh tế đặc biệt không giống như khu sản xuất, khu kinh tế mở hay khu thương mại tự do… Chính vì vậy, việc tổ chức chính quyền ở đây phải có những đặc biệt.

“Tôi tán thành trong tổ chức có HĐND và UBND. Nhưng đột phá ở điểm, UBND không cần phải tổ chức thường trực ủy ban mà giao cho chủ tịch UBND thẩm quyền quyết định.

Chủ tịch UBND là người được lựa chọn rất cẩn thận và do Thủ tướng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi thống nhất của chủ tịch UBND tỉnh, có nghĩa là chúng ta đã lựa chọn rất kỹ rồi thì cần có những phương án đột phá.

Thứ hai, HĐND chỉ quyết định những vấn đề quan trọng nhất, còn những vấn đề khác thì để quyền đột phá cho chủ tịch UBND. Còn HĐND tập trung cơ bản vào nhiệm vụ giám sát. Thành phần HĐND gọn nhẹ gồm 15 người” – đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết thêm: Một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng, đó là công tác tổ chức, giám sát tại các đặc khu này. Xác định tinh thần vừa làm, vừa rút kinh nghiệm do đó hàng năm công tác giám sát phải hết sức chặt chẽ và thường xuyên. Từ đó, chúng ta rút kinh nghiệm ngay ở những năm đầu chứ không chờ đến hết giai đoạn 5 năm mới rút kinh nghiệm. Nếu để quá lâu có những sự việc đã qua rồi, trôi đi rồi sẽ không còn kịp nữa.

Nói về việc thành lập ban tư vấn tại các đặc khu, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc này là quá rườm rà và không cần thiết. Bởi vì để thực hiện mục tiêu phát triển thì tất cả các vấn đề, các nội dung phát triển đều được thiết kế thành các đề án và các đề án đều được HĐND xem xét, lấy ý kiến của tất cả các cơ quan, ban, ngành. Do vậy, tổ tư vấn này không thực sự cần thiết.

Về vấn đề biên chế và vị trí việc làm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, vị trí việc làm của những đặc khu này cần có sự linh hoạt theo từng giai đoạn, từng bước phát triển.

“Thời điểm đầu cần nhiều nhân lực cho việc tổ chức nhưng những năm sau khi đã ổn định vấn đề tổ chức rồi thì chúng ta cần nhân lực nghiêng về vấn đề phát triển thì cần nghiêng về vấn đề phát triển… Cần những loại lao động nào, vị trí việc làm nào thì thẩm quyền đó nên giao cho chủ tịch UBND chứ không nên là xét duyệt cứng”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lấy ví dụ.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát quyền lực ở các đặc khu bằng ban tư vấn có phù hợp?

VƯƠNG TRẦN |

Sáng 4.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về dự Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhằm tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật này trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 5 cuối tháng tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng BCĐ xây dựng đặc khu kinh tế

Theo Báo Giao thông |

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu).

Chọn mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu: Vẫn chưa ngã ngũ

HẢI THẮNG |

Ngày 11.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đơn vị HCKTĐB). Vấn đề xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị HCKTĐB nhận được sự quan tâm và tranh luận của nhiều đại biểu.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Kiểm soát quyền lực ở các đặc khu bằng ban tư vấn có phù hợp?

VƯƠNG TRẦN |

Sáng 4.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về dự Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhằm tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật này trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 5 cuối tháng tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng BCĐ xây dựng đặc khu kinh tế

Theo Báo Giao thông |

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu).

Chọn mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đặc khu: Vẫn chưa ngã ngũ

HẢI THẮNG |

Ngày 11.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đơn vị HCKTĐB). Vấn đề xác định mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị HCKTĐB nhận được sự quan tâm và tranh luận của nhiều đại biểu.