Quận đông dân nhất Hà Nội không còn phải bốc thăm vào các lớp mầm non

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, trong những năm qua, công tác tuyển sinh đầu cấp gặp nhiều khó khăn, bất cập. Tuy nhiên, không còn tình trạng bốc thăm vào các lớp mầm non.

Thiếu trường học, sĩ số học sinh trên lớp tăng cao

Chiều 17.10, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư, cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông trên địa bàn.

Tham gia chất vấn, đại biểu Lâm Thị Quỳnh Giao (Tổ quận Nam Từ Liêm) cho biết, trên địa bàn thành phố thiếu nhiều trường công lập ở các quận, tạo nên tình trạng quá tải tại các trường học công lập, sĩ số học sinh trên lớp tăng cao và gây áp lực cho công tác tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt ở các quận Hoàng Mai, Đống Đa.

“Đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, các quận Hoàng Mai, Đống Đa cho biết giải pháp nào khắc phục tình trạng này?” - đại biểu chất vấn.

Trả lời chất vấn, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, Hoàng Mai là quận đông dân nhất thành phố với khoảng 700.000 người, trong đó hơn 100.000 cháu trong độ tuổi đi học, mỗi năm trung bình tăng cơ học khoảng 4.000 cháu.

Trong những năm qua, công tác tuyển sinh đầu cấp gặp nhiều khó khăn, bất cập. Có năm phải thực hiện bốc thăm cho các cháu mầm non. Với sự chỉ đạo của thành phố và triển khai nhiều giải pháp của quận, tình trạng này đã khắc phục dần những bất cập, khó khăn, không còn tình trạng bốc thăm vào các lớp mầm non.

Quận tập trung chủ yếu vào 4 biện pháp gồm lập các kế hoạch tuyển sinh cụ thể, triển khai tuyển sinh trực tuyến, đẩy mạnh nhanh các dự án xây dựng trường học, khuyến khích đầu tư các trường ngoài công lập.

Cụ thể, quận điều tra số trẻ vào đầu năm học từ đó phân luồng, phân tuyến tuyển sinh; công khai tuyển sinh của từng trường và việc tuyển sinh được đảm bảo đúng quy định, không có trường hợp trái tuyến; 100% đăng ký tuyển sinh trực tuyến.

Trong 3 năm qua, quận đã triển khai xây dựng mới được 23 trường học, tăng cường cải tạo sửa chữa 25 trường học để tăng số lượng lớp học. Các trường ngoài công lập, học sinh chiếm 19% số học sinh trên địa bàn, giúp giảm tải trường công lập trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay, quận Hoàng Mai vẫn thiếu 43 trường học…

Trong khi đó, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, hiện nay, quận Đống Đa cần 7 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia. Quận đã hoàn thành 13/33 dự án, chuẩn bị cho 9 dự án mới để đảm bảo số trường chuẩn theo quy định.

Tuy nhiên, Đống Đa có diện tích đất cho các trường rất chật hẹp, hiện nay 1 trường khoảng 60 lớp, trung bình số học sinh 40-60 học sinh/lớp…

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định. Ảnh: HĐND Hà Nội
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định. Ảnh: HĐND Hà Nội

Thu hồi các dự án chậm triển khai để ưu tiên xây dựng trường học

Về giải pháp, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quận tập trung đầu tư mạnh vào các dự án mới. Đồng thời, có đề án sáp nhập những điểm trường nhỏ vào các trường lớn để đảm bảo số trường đạt chuẩn theo quy định.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho hay, giải pháp là phải có đủ điều kiện về đất và về vốn. Về việc tăng số trường công lập, quận đã rà soát triển khai khẩn trương các ô đất quy hoạch để đầu tư xây dựng trường học.

Đồng thời, quận chủ động báo cáo với thành phố phân cấp cho quận để điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch; thu hồi các dự án chậm triển khai để ưu tiên xây dựng trường học. Quận đã bố trí trên 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng trường học.

Toàn cảnh phiên giải trình. Ảnh: HĐND Hà Nội
Toàn cảnh phiên giải trình. Ảnh: HĐND Hà Nội

Còn Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề xuất thành phố quan tâm để hỗ trợ việc triển khai đầu tư xây dựng trường học; khi thành phố phê duyệt quy hoạch các khu đô thị cần quy định tỷ lệ trường công lập ở các khu đô thị.

Bên cạnh đó, thành phố tích hợp và điều chỉnh quy hoạch Luật Thủ đô lần này sắp xếp để tăng mật độ mạng lưới trường học phù hợp với tốc độ gia tăng dân số hiện nay.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho hay, Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh.

Mỗi năm, trung bình Hà Nội lại tăng thêm từ 40.000 - 50.000 học sinh, đòi hỏi lãnh đạo thành phố cần chỉ đạo, triển khai xây dựng trường học mới kể cả trường công lập và ngoài công lập mỗi năm từ 30-40 trường học để đáp ứng số học sinh tăng mỗi năm.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Loạt lãnh đạo Hà Nội giải trình về việc đầu tư trường học

Cẩm Hà |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và hàng loạt sở ngành sẽ có giải trình về việc đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của thành phố trong ngày mai (17.10).

Đề xuất tăng vốn hỗ trợ hơn 3.300 tỉ đồng cho 45 dự án trường học Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Có 14 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đề nghị tăng mức vốn hỗ trợ đối với 45 dự án trường học (do tăng quy mô và tổng mức đầu tư) 3.307 tỉ đồng.

Trường học "mọc như nấm", cử nhân nhiều vô kể mà vẫn thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

GS.TS Trần Ngọc Đường nhắc đến việc xếp hàng thâu đêm xin học và băn khoăn việc trường học mọc ra như nấm, số cử nhân nhiều vô kể thế mà vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.

Đang tháo dỡ chung cư mini xây chui hơn 100 căn hộ

CAO NGUYÊN |

Chung cư mini My House nằm trên đường Phú Hữu (thôn 1, xã Tân Xã, huyện Thạch Thất) xây chui 6 tầng đang được chủ đầu tư tháo dỡ một số hạng mục.

Lương, thưởng và vai trò của công đoàn giúp bảo vệ quyền lợi người lao động

NHÓM PV |

Theo khảo sát của Navigos Group, những chính sách tác động lên thu nhập như lương, thưởng, phụ cấp... là mối quan tâm và kỳ vọng hàng đầu của người lao động. Và công đoàn chính là tổ chức có thể lên tiếng giúp người lao động về những kỳ vọng của họ trong thời gian tới. Báo Lao Động tổ chức toạ đàm: “Lương, thưởng, phụ cấp - Vai trò của công đoàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động". Tọa đàm được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động.

Tranh cãi chuyện đánh rớt nhà thầu nhưng không công bố lý do ở Lâm Đồng

Mai Hương |

Gói thầu trị giá khoảng 188 tỉ đồng ở Lâm Đồng đang vấp phải khiếu nại liên quan đến việc mở hồ sơ và chấm thầu. Nhà thầu phản ứng khi bị chủ đầu tư loại nhưng không được biết lý do vì sao.

Nhà trường, đơn vị cung cấp nói gì vụ bữa ăn bán trú 32.000 đồng lèo tèo vài miếng?

Vân Trang |

Phụ huynh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) phản ánh suất ăn bán trú của con em mình giá 32.000 đồng nhưng lèo tèo thức ăn. Hiệu trưởng nhà trường - bà Hoàng Thị Thu Trinh - lí giải, giá suất ăn đã bao gồm 7 loại chi phí. Còn phía đơn vị cung cấp suất ăn, cũng đã lên tiếng phản hồi.

Thiếu quyết liệt trong xử lý, Lào Cai để Công ty Duyên Hải tiếp tục sai phạm

Tiến Nguyễn |

Chưa xử lý dứt điểm sai phạm tại “Dự án trạm trộn bê tông thương phẩm” thì tỉnh Lào Cai đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án thành “Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện đúc sẵn từ bê tông và gạch không nung chất lượng cao Duyên Hải”, để rồi tiếp tục phát sinh sai phạm mới.

Loạt lãnh đạo Hà Nội giải trình về việc đầu tư trường học

Cẩm Hà |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội và hàng loạt sở ngành sẽ có giải trình về việc đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của thành phố trong ngày mai (17.10).

Đề xuất tăng vốn hỗ trợ hơn 3.300 tỉ đồng cho 45 dự án trường học Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Có 14 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đề nghị tăng mức vốn hỗ trợ đối với 45 dự án trường học (do tăng quy mô và tổng mức đầu tư) 3.307 tỉ đồng.

Trường học "mọc như nấm", cử nhân nhiều vô kể mà vẫn thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

GS.TS Trần Ngọc Đường nhắc đến việc xếp hàng thâu đêm xin học và băn khoăn việc trường học mọc ra như nấm, số cử nhân nhiều vô kể thế mà vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.