Trường học "mọc như nấm", cử nhân nhiều vô kể mà vẫn thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

GS.TS Trần Ngọc Đường nhắc đến việc xếp hàng thâu đêm xin học và băn khoăn việc trường học mọc ra như nấm, số cử nhân nhiều vô kể thế mà vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.

Ngày 2.8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục tổ chức hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018.

Tại hội nghị, PGS TS Nguyễn Gia Cầu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục - cho biết, đối với nền giáo dục của nước ta thì vấn đề thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn chưa được chú trọng.

Ông nhìn nhận, mặc dù vấn đề này không mới nhưng lại cực kỳ quan trọng, tác động và ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề khác của quá trình thực học.

Theo ông Cầu, nếu không giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên cục bộ tại một số trường, tình trạng giáo viên bỏ nghề… thì những vấn đề khác cũng khó giải quyết.

PGS TS Nguyễn Gia Cầu. Ảnh: Phạm Đông
PGS TS Nguyễn Gia Cầu. Ảnh: Phạm Đông

Còn GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Đảng và Nhà nước đã đề ra một chủ trương rất đúng là xã hội hóa giáo dục và y tế.

Theo ông, giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực thể hiện sự tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, người dân được thụ hưởng những thành quả đạt được. Tuy nhiên, vừa qua, tình trạng phụ huynh phải thức trắng đêm để xếp hàng, lấy phiếu cho con vào các trường công lập, theo ông là rất đáng báo động.

“Phụ huynh phải xếp hàng từ 2-3 giờ sáng, rất khổ. Hay như đến bệnh viện cũng thấy tình trạng bệnh nhân nằm la liệt, không có chỗ nằm cẩn thận”, ông Đường lấy dẫn chứng và cho rằng, nhận thức về xã hội hóa cần tiếp tục được làm rõ hơn nữa.

Theo ông, càng xã hội hóa thì Nhà nước càng phải đầu tư nhiều hơn cho hai lĩnh vực giáo dục và y tế chứ không phải xã hội hóa để Nhà nước rút khỏi hai lĩnh vực này hoặc giảm bớt đầu tư đi.

Do đó, càng đẩy mạnh xã hội hóa thì Nhà nước phải đầu tư nhiều hơn để người dân được hưởng thụ thành quả đó.

Về chương trình giáo dục phổ thông, ông Đường nhấn mạnh, việc tập trung chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục về phẩm chất, năng lực của mình. Từ chỗ chỉ chú trọng về kiến thức phải chuyển sang nâng cao phẩm chất, năng lực người học để đảm bảo hài hòa giữa dạy và định hướng nghề nghiệp.

Một vấn đề ông Đường rất băn khoăn là về đội ngũ giáo viên. “Tôi lấy rất làm lạ là tại sao đến 30-40 năm nay, số trường học mọc ra như nấm, số cử nhân nhiều vô kể thế mà vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên. Việc thiếu giáo viên này vì lý do gì, vì thiếu trường, chế độ đãi ngộ quá thấp hay thiếu gì?

Bây giờ làm thế nào để xây dựng đội ngũ giáo viên không những đủ mà còn có chất lượng tốt. Nếu không có đội ngũ giáo viên giỏi, có chất lượng thì những mục đích đặt ra cho sách giáo khoa cũng rất khó làm”, ông Đường nói.

Từ những ý kiến trên, ông Đường đề nghị, phải làm thế nào chấm dứt cho được tình trạng thiếu giáo viên. Tại nhiều địa phương hiện đang thiếu giáo viên, phải chú ý đến giáo viên cấp thấp như mầm non, tiểu học.

Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ ra bất cập khi xã hội hóa không đến nơi đến chốn, khiến xã hội hóa biến thành thương mại hóa. Từ đó hậu quả là xảy ra một số vụ án liên quan sách giáo khoa vừa được phanh phui, trong đó có sự móc ngoặc giữa người có chức có quyền với người làm kinh doanh.

GS Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Phạm Đông
GS Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Phạm Đông

Còn GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học - Giáo dục - Môi trường chia sẻ băn khoăn khi chương trình giáo dục phổ thông của ta "có gì đó sai sai" so với thông lệ quốc tế, bởi chúng ta dùng một chương trình chưa qua thực nghiệm để áp dụng đại trà trên cả nước.

Vấn đề thứ hai, GS Nguyễn Lân Dũng góp ý, đó là "việc dạy - học ngoại ngữ hình như không thành công", vì có những trường hợp học 12 năm không nói được.

"Sai lầm của học ngoại ngữ là học để thi, học quá nhiều và quá nặng nề. Tôi là người biết 4 ngoại ngữ nhưng nếu thi IELTS có khi vẫn trượt vì học những từ chẳng bao giờ dùng đến", ông Dũng nói và chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ nên học tối thiểu 1.500 từ và học đến đâu dùng đến đấy.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Sách giáo khoa không được sử dụng nhiều lần gây lãng phí, thiếu đồng bộ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 2.8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý về triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Đề nghị có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới và có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và nguồn tuyển giáo viên.

Hai quan điểm khác nhau về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo ý kiến của một bộ phận cử tri, nhân dân và một số địa phương, nên sử dụng đồng bộ, thống nhất bộ sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn (cấp tỉnh) để thuận tiện cho công tác quản lý; tránh tình trạng sách giáo khoa không sử dụng lại, gây lãng phí. Nhiều ý kiến lại không đồng tình với điều này.

Nhà đầu tư chứng khoán cần hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

TRÍ MINH |

Ngày 3.8, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) vừa công bố bản tin thị trường chứng khoán trong ngày. Theo đó, áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều đã khiến VN Index liên tục mất điểm, lùi về khu vực 1210.

Lâm Đồng cảnh báo sạt lở nguy hiểm tại dự án hồ chứa nước Đông Thanh

PHAN TUẤN |

Ngày 3.8, ông Trần Văn Hiệp - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tình trạng sụt lún, sạt lở, nứt đất tại khu vực công trình xây dựng dự án hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà.

Sống bên bờ sạt lở - Nỗi bất an của người dân Cần Thơ trước mùa mưa

Tạ Quang |

Cần Thơ - Nhiều hộ dân thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng đang phải sống trong nỗi bất an vì sạt lở. Đặc biệt, nếu những điểm sạt lở không được khắc phục kịp thời thì vào mùa mưa tới (tháng 7, 8 âm lịch) sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện mới

PHẠM ĐÔNG |

Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định.

Hà Nội, TPHCM thuộc nhóm có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất nửa đầu năm 2023

VƯƠNG TRẦN |

Các địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất, gồm: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang.

Sách giáo khoa không được sử dụng nhiều lần gây lãng phí, thiếu đồng bộ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 2.8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý về triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Đề nghị có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan rà soát, đánh giá toàn diện về cơ cấu, thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian tới và có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và nguồn tuyển giáo viên.

Hai quan điểm khác nhau về việc lựa chọn sách giáo khoa phổ thông

PHẠM ĐÔNG |

Theo ý kiến của một bộ phận cử tri, nhân dân và một số địa phương, nên sử dụng đồng bộ, thống nhất bộ sách giáo khoa phổ thông trên địa bàn (cấp tỉnh) để thuận tiện cho công tác quản lý; tránh tình trạng sách giáo khoa không sử dụng lại, gây lãng phí. Nhiều ý kiến lại không đồng tình với điều này.