Nội lực nền kinh tế không chỉ ở lượng tiền mà thể chế chính là "chìa khoá vàng"

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia, nội lực không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ mà cần khai thác nguồn lực về thể chế. Thể chế chính là nguồn lực, cũng chính là chìa khoá vàng để có thể tận dụng, khai thác trong thời gian tới.

Tăng cường năng lực nội sinh là đòi hỏi cấp thiết

Chiều 19.9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, TS Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2023 đã mang lại một số kết quả tích cực.

Trong đó, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng số hóa, xanh hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, có khát vọng phát triển với tầm nhìn 2045, lại ở một khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động. Tăng cường năng lực nội sinh là đòi hỏi cấp thiết.

Đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội chính là những nền tảng không thể thiếu, song vẫn phải phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có chất lượng, có tính bền vững.

TS Trần Thị Hồng Minh cho rằng, điểm tích cực là đã có những nền tảng cho “đổi mới tư duy”. Tuy nhiên, hiện thực hóa những tư duy ấy đòi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện hơn về nội lực của nền kinh tế.

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, để tư duy đó trở nên sâu sắc hơn, cần phải có những đánh giá thấu đáo hơn, toàn diện hơn về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ, mà cần khai thác nguồn lực về thể chế.

Bà Minh nhấn mạnh thể chế chính là nguồn lực, cũng chính là chìa khoá vàng để chúng ta có thể tận dụng, khai thác trong thời gian tới.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu. Ảnh: VPQH
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu. Ảnh: VPQH

Con người là quan trọng nhất khi triển khai Nghị quyết 98 tại TPHCM

Chia sẻ về việc triển khai Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TPHCM, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết, Nghị quyết 98 ra đời đã tạo ra tâm lý phấn khởi cho người dân toàn thành phố. Thành phố cũng đang rất quyết liệt triển khai để đưa nghị quyết này vào trong cuộc sống.

Ông Dương Anh Đức nhận định, Nghị quyết 98 đã đem đến nhiều cơ hội triển khai các dự án đối tác công tư với những chính sách đặc thù, giúp đẩy nhanh những dự án trọng điểm, sớm đưa vào sử dụng, tạo lợi ích cho xã hội cũng như đà cho sự phát triển của thành phố.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, một nguồn lực nội sinh cũng không kém phần quan trọng đó là nguồn lực về con người.

"Con người là quan trọng nhất, có con người tốt, chúng ta sẽ triển khai, hiện thực hóa được các chính sách cách tốt nhất", ông Dương Anh Đức nhấn mạnh và thông tin Hội đồng nhân dân TPHCM đã ban hành nhiều chính sách về vấn đề này để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học vào sự phát triển của thành phố.

"TPHCM xác định tinh thần, khai thác tối đa cơ chế đặc thù mà Nghị quyết 98 đã trao cho TPHCM để phát triển nhanh, bền vững", ông Dương Anh Đức nói.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết thêm, thành phố tập trung phát triển nguồn lực nội sinh, khai thác tối đa tiềm năng phát sinh từ hạ tầng như hạ tầng giao thông, thu hút nguồn lực đầu tư xã hội hiệu quả hơn…

Cùng nói về vấn đề này, TS Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế - cho rằng, TPHCM chưa bao giờ được cho hệ thống chính sách bài bản để phát triển như Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Theo ông Lịch, nghị quyết vừa là chế định mang tính hình thức, vừa là chế định mang tính nội dung, sẽ góp phần giúp cho TPHCM cải cách, nâng cao quản trị cải cách hành chính địa phương…

Vị chuyên gia nêu rõ, với 4 nhóm chính sách tạo động lực trước nay chưa từng có (mở rộng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, thu hút nguồn nhân lực, chuyên gia) và 5 nội dung phân cấp, phân quyền để nâng cao năng lực quản trị hành chính mà Nghị quyết 98 giao cho, TPHCM đã được gỡ những điểm nghẽn về thể chế, và triển khai, chuẩn bị rất nghiêm túc.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia cảnh báo năng suất lao động của doanh nghiệp Việt đang tụt hậu

PHẠM ĐÔNG |

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, năng suất lao động đang tụt hậu.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng day dứt

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là một thực trạng rất day dứt. Số người rút BHXH một lần thời gian qua lên đến 3,5 triệu người.

Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu nhưng lớn chậm

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên, doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành. Đáng lưu ý, các doanh nghiệp phải trả lãi suất cao gấp 2-3 lần các nền kinh tế thị trường.

Nghi phạm bắt cóc bé gái tống tiền rồi sát hại là giúp việc

Khánh Linh |

Hà Nội - Nghi phạm được cho là đã bắt cóc bé gái để tống tiền rồi sát hại là Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, quê huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Đối tượng này được gia đình bé gái thuê làm giúp việc.

Những nghệ sĩ xác nhận tham dự phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng vào 21.9

NGỌC ANH |

TPHCM - Tối 20.9, phía luật sư đại diện pháp lý cho Vy Oanh xác nhận với phóng viên Lao Động: nữ ca sĩ sẽ có mặt tại phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng vào ngày 21.9. Trước đó, phía nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng cho biết sẽ tham dự phiên toà.

4/5 chiến sĩ bị thương khi dập lửa vụ cháy chung cư mini được xuất viện

KHÁNH AN |

Trong 5 cán bộ, chiến sĩ công an bị thương khi chữa cháy vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội), có 4 người đã được xuất viện, 1 người đang tiếp tục điều trị tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai).

Nạn nhân vụ cháy chung cư mini dự kiến được chi trả hơn 10 tỉ đồng bảo hiểm

Minh Ánh |

Theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số tiền chi trả bảo hiểm cho nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân (Hà Nội) ước khoảng 10,3 tỉ đồng.

Tin 20h: Nên hay không giảm năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm?

Linh Trang - Văn Thắng |

Tin 20h ngày 20.9: Đến spa chui tiêm filler khử thâm, nữ bệnh nhân bị tiêm oxy già vào mắt; Công bố nguyên nhân vụ cháy chung cư mini khiến 56 người thiệt mạng; Kẻ nghi bắt cóc, sát hại bé 2 tuổi đòi gia đình nạn nhân 1,5 tỉ đồng tiền chuộc; Ủy ban Xã hội tán thành giảm năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm;...

Chuyên gia cảnh báo năng suất lao động của doanh nghiệp Việt đang tụt hậu

PHẠM ĐÔNG |

Hiện Việt Nam có 900 nghìn doanh nghiệp, có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, tức là có gần 6 triệu chủ thể kinh doanh. TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, số lượng doanh nghiệp không ít, tuy nhiên chất lượng doanh nghiệp của nước ta không cao, năng suất lao động đang tụt hậu.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng day dứt

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là một thực trạng rất day dứt. Số người rút BHXH một lần thời gian qua lên đến 3,5 triệu người.

Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu nhưng lớn chậm

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên, doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành. Đáng lưu ý, các doanh nghiệp phải trả lãi suất cao gấp 2-3 lần các nền kinh tế thị trường.