Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu nhưng lớn chậm

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên, doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành. Đáng lưu ý, các doanh nghiệp phải trả lãi suất cao gấp 2-3 lần các nền kinh tế thị trường.

Một bộ phận chưa kịp lớn đã “ra đi"

Sáng 19.9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 đã diễn ra chuyên đề 1 với chủ đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”.

Phát biểu ý kiến, PGS.TS Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - đánh giá sau 3 năm trải qua đại dịch COVID-19 nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng - phát triển nhìn chung là tích cực.

Tuy nhiên, ông Thiên cho rằng có 2 vấn đề lớn đặt ra.

Thứ nhất, xu hướng suy giảm liên tục và kéo dài động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ hai, nghịch lý của quá trình phát triển kinh tế.

Ở vấn đề thứ hai, theo ông Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng nghịch lý, trong đó, có nghịch lý phát triển doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành”, ông Thiên nhìn nhận.

Lý giải nghịch lý này, ông Thiên giải thích, lực lượng doanh nghiệp Việt, tuy gắn với quá trình chuyển đổi kinh tế chưa lâu, song có những đặc điểm phát triển khác thường. Một mặt, đó là những doanh nghiệp có năng lực chống chịu và sinh tồn phi thường.

“Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất của nhận định đó là hiếm có nơi nào trên thế giới mà các doanh nghiệp phải trả lãi suất cao như ở Việt Nam - thường là cao gấp 2-3 lần các nền kinh tế thị trường “bình thường” trên thế giới, chưa kể các khoản “chi phí giao dịch” khác, cũng thường là cao vượt trội”, ông nói và cho biết việc này kéo dài trường kỳ.

“Theo logic cạnh tranh thị trường, với gánh nặng chi phí như vậy, doanh nghiệp Việt khó có thể tồn tại trong môi trường kinh tế mở, nhất là với trình độ thấp và thực lực yếu. Thế nhưng, một cách thực tế, các doanh nghiệp Việt vẫn tồn tại một cách bền bỉ và mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào thành tựu phát triển của đất nước”, ông Thiên cho hay.

Câu hỏi đặt ra là tại sao với năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có như vậy mà đa số doanh nghiệp Việt mãi cứ là những thực thể nhỏ bé và yếu kém, cứ “chậm lớn”, “khó lớn”, “ngại lớn”, khi “li ti hóa” trở thành xu hướng xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt?

Theo ông Thiên, nếu đo sự phát triển doanh nghiệp theo logic “chạy tiếp sức”, sẽ thấy vấn đề tuổi thọ của doanh nghiệp Việt là đáng lo ngại.

Theo thống kê chính thức, hàng năm, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tương đương 70-75% số doanh nghiệp đăng ký thành lập. “Đây là một tỉ lệ không bình thường. Nó hàm ý số doanh nghiệp Việt “sống thọ” không nhiều. Một bộ phận lớn trong số đó chưa kịp lớn đã “ra đi””, ông Thiên đánh giá.

Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Lê Hồng Thủy Tiên phát biểu. Ảnh: VPQH
Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Lê Hồng Thủy Tiên phát biểu. Ảnh: VPQH

“Sức khỏe” của khu vực doanh nghiệp đáng báo động

Trước quan điểm cho rằng “doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành”, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương Lê Hồng Thủy Tiên cho biết rất trăn trở với điều này. Bà Tiên khẳng định không phải doanh nghiệp muốn chậm lớn.

“Ngoài những doanh nghiệp rất liều đã dùng thuốc “tăng trọng” lớn nhanh để ngã bệnh, thậm chí “lăn đùng ra chết yểu” thì vẫn có rất nhiều chân chính chịu khó đầu tư, học hỏi muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản nhưng bị vướng cơ chế cũng như thiếu các chính sách mang tính chiến lược và bền vững”, bà Tiên cho biết.

Cũng liên quan đến cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI - nhận định các doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với những thách thức to lớn.

Theo ông Tuấn, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường vẫn giảm nhẹ khoảng 0,03% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng chú ý số doanh nghiệp ra khỏi hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 15,6% so với 8 tháng đầu năm 2022 lên tới 124.700 doanh nghiệp.

“Đây là một chỉ báo quan trọng cho thấy “sức khỏe” của khu vực doanh nghiệp đáng báo động”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Đậu Anh Tuấn chỉ ra hàng loạt rào cản, khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối diện như chất lượng cơ sở hạ tầng đang cải thiện nhưng hiện vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Tuấn, hiện chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thực trạng "có tiền không tiêu được" phổ biến ở trung ương và địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Theo Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến đối với các dự án cả ở trung ương và địa phương, tạo ra những hệ lụy dây chuyền, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực đầu tư.

Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua "những cơn gió ngược"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 sẽ tập trung trao đổi, phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới.

Sau phở dát vàng lại tới bánh trung thu bọc vàng tiền triệu gây sốt

KHÁNH LINH - NHƯ QUỲNH |

Lấy ý tưởng từ nghề kim hoàn truyền thống của gia đình, một thanh niên trẻ đã sản xuất hàng trăm chiếc bánh Trung thu dát vàng 24k để phục vụ mùa Trung thu năm nay với giá bán dao động từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng. Những chiếc bánh dát vàng đang "dậy sóng" tại TPHCM vào mùa Trung thu năm nay, sau món phở dát vàng giá 4 triệu đồng.

Trực tiếp Hà Nội FC vs Pohang Steelers: Văn Quyết, Tuấn Hải đá chính

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Hà Nội FC và Pohang Steelers tại vòng bảng AFC Champions League 2023-2024.

Điều động đại tá Trần Văn Hiếu giữ chức vụ Trưởng Công an TP Thủ Đức

Chân Phúc |

TPHCM - Ngày 20.9, Công an TPHCM có quyết định điều động đại tá Trần Văn Hiếu, Trưởng phòng CSGT đường thủy (Công an TPHCM) đến nhận công tác và giữ chức vụ Trưởng Công an TP Thủ Đức.

Du khách “phải lòng” mùa thu Hà Nội với những trải nghiệm độc đáo

Linh Trang - Vũ Linh |

Trời thu mát mẻ thôi thúc nhiều du khách đến với Thủ đô. Ngắm nhìn những nét đẹp dịu dàng trên từng góc phố, thưởng thức những món ăn mộc mạc, không chỉ khiến người dân Thủ đô mà cả những người khách thập phương cũng đem lòng yêu mùa thu Hà Nội.

Kẻ nghi bắt cóc, sát hại bé 2 tuổi đòi gia đình nạn nhân 1,5 tỉ đồng tiền chuộc

Vĩnh Hoàng |

Sau khi bị bắt cóc, gia đình cháu bé 2 tuổi bị đối tượng yêu cầu đưa 1,5 tỉ đồng để chuộc người.

Thực trạng "có tiền không tiêu được" phổ biến ở trung ương và địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Theo Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” vẫn phổ biến đối với các dự án cả ở trung ương và địa phương, tạo ra những hệ lụy dây chuyền, ảnh hưởng trực tiếp đến động lực đầu tư.

Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua "những cơn gió ngược"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 sẽ tập trung trao đổi, phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới.