Kinh tế Việt Nam vững vàng vượt qua "những cơn gió ngược"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Kinh tế Việt Nam là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu"

Sáng 19.9, tại Hà Nội, Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 diễn ra với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững".

Chủ trì diễn đàn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, qua hai lần tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay, diễn đàn đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên thế giới được Tổ chức Moody’s nâng hạng tín nhiệm trong năm 2022.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, định hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện.

Theo Chủ tịch Quốc hội, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn.

Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã tới hạn, nhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm ca.

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023. Ảnh: VPQH
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023. Ảnh: VPQH

Phát huy nội lực, khai thác hiệu quả ngoại lực để phát triển

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, từ thực tế vươn lên trong đại dịch khi đối diện với những khó khăn, thử thách khắc nghiệt như 3 năm vừa qua, một trong những bài học quan trọng nhất là xây dựng và thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với những thách thức và tính bất định của các yếu tố bên ngoài.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chúng ta cần tăng cường, phát huy “nội lực”, vận dụng, khai thác hiệu quả “ngoại lực” để thích ứng và phát triển, đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt đặc biệt trong bối cảnh, tình hình mới với nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng.

Với tinh thần “đồng lòng, chung sức, cùng nhau vượt khó”, để đạt được các mục tiêu của diễn đàn, có tính thiết thực, Chủ tịch Quốc hội mong muốn lắng nghe những ý kiến, trao đổi, thảo luận tập trung giải đáp 3 câu hỏi lớn sau:

Một là, dự báo bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính khu vực, thế giới, cơ hội, rủi ro, thách thức nào đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, 2024 và giai đoạn tiếp theo?

Hai là, thực trạng kinh tế - xã hội, những khó khăn, thách thức, nút thắt chủ yếu và năng lực chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động hiện nay như thế nào? Dự báo cho cả năm 2023, 2024 và cả giai đoạn 5 năm 2021-2025?

Ba là, năng lực nội sinh, động lực và giải pháp căn cơ nào nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, 2024 và cho cả nhiệm kỳ 2021-2025?

Căn cứ các đề xuất, kiến nghị và giải pháp, ngay sau khi kết thúc diễn đàn, Ban tổ chức Diễn đàn sẽ xây dựng báo cáo tổng thuật gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương để phục vụ kịp thời kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 sẽ tập trung trao đổi, phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới.

Nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng dần lấy lại đà tăng trưởng

PHẠM ĐÔNG |

Mặc dù vẫn phải đối mặt với khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm của nước ta tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà cho quý III và cả năm 2023.

Diễn đàn Kinh tế-xã hội 2023 phải phục vụ cho mục tiêu trước mắt và lâu dài

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023 phải phục vụ cho mục tiêu trước mắt, nhưng vẫn phải đảm bảo vấn đề căn cơ, lâu dài. Các giải pháp đưa ra phải hợp lý, khả thi và toàn diện, phải tác động tới cả tổng cung và tổng cầu.

Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các khâu đột phá

NGUYỄN TRƯỜNG - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Ninh Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2023-2028, vào sáng 20.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) - đề nghị ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh Ninh Bình khóa XVI ban hành ngay Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết với các nội dung nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Sau vụ cháy chung cư mini Hà Nội, cơ sở khác biết sợ, vội lắp đặt thang thoát hiểm

Thu Giang |

Do nằm trong các con ngõ nhỏ hẹp, nhiều chủ tòa nhà chung cư mini tại TP Hà Nội đang không biết lắp đặt hệ thống thang thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) thế nào cho phù hợp.

Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ tin sai trong 6 đến 24 giờ

THÙY TRANG |

Việt Nam sẽ xây dựng quy trình khẩn cấp xử lý tin giả, yêu cầu các nền tảng xã hội xóa, gỡ bỏ thông tin sai sự thật trong vòng 6 đến 24 giờ.

Một cây xăng có dấu hiệu cấp sai chứng nhận sử dụng đất để hợp thức hóa

Tô Công |

Phú Thọ - Một cây xăng trên địa bàn xã Minh Đài, huyện Tân Sơn nằm giữa khu dân cư, được xây dựng và hoạt động từ lâu trên diện tích đất ở, nhưng lại được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) với mục đích sử dụng là đất thương mại dịch vụ.

Huyện đề nghị Sở TNMT Hòa Bình vào cuộc vụ nước sạch có mùi tanh

Minh Tùng - Minh Nguyễn |

Liên quan đến tình trạng nước sạch có mùi tanh, màu vàng, đục, UBND huyện Cao Phong đã có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vào cuộc làm rõ.

Khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 sẽ tập trung trao đổi, phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới.

Nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng dần lấy lại đà tăng trưởng

PHẠM ĐÔNG |

Mặc dù vẫn phải đối mặt với khó khăn nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm của nước ta tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà cho quý III và cả năm 2023.

Diễn đàn Kinh tế-xã hội 2023 phải phục vụ cho mục tiêu trước mắt và lâu dài

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế - xã hội năm 2023 phải phục vụ cho mục tiêu trước mắt, nhưng vẫn phải đảm bảo vấn đề căn cơ, lâu dài. Các giải pháp đưa ra phải hợp lý, khả thi và toàn diện, phải tác động tới cả tổng cung và tổng cầu.