Ủy ban Xã hội tán thành giảm năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 20.9, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Tán thành đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã có báo cáo một số ý kiến của Thường trực Ủy ban Xã hội về việc tiếp thu, giải trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH, sửa đổi).

Về số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để được hưởng lương hưu, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết trong ủy ban có hai loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất, tán thành với đề xuất của Chính phủ việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

Loại ý kiến thứ hai, đề nghị giữ quy định 20 năm như hiện hành để đảm bảo tiền lương hưu được nhận không quá thấp và cũng tạo sự hấp dẫn cho chế độ hưu trí về mức hưởng, bảo đảm một mức sàn an sinh xã hội nhất định.

Việc quy định giảm xuống còn 15 năm dễ tạo điều kiện để người tham gia nhiều lần “rút bảo hiểm một lần”, nhất là trong bối cảnh số lượng người hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng hiện nay.

Theo bà Thúy Anh, Thường trực Ủy ban Xã hội tán thành với loại ý kiến thứ nhất và thấy rằng việc bảo đảm số năm tối thiểu tham gia BHXH mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để được hưởng chế độ hưu trí tối thiểu đầy đủ mà còn phải bảo đảm cả điều kiện về tuổi nghỉ hưu.

Quy định giảm số năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí sẽ hấp dẫn người lao động hơn, tỉ lệ bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH sẽ tăng trong trung và dài hạn. Từ đó tạo điều kiện cho người lao động nhiều tuổi có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH, cải thiện tính công bằng.

Việc điều chỉnh giảm số năm tối thiểu đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu lần này là thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết số 28.

Ngoài ra, nếu giảm số năm đóng BHXH đối với nam từ 20 năm xuống 15 năm, mức hưởng tiền lương tối thiểu (mức sàn) đối với đối tượng này chỉ còn 33,75% so với mức lương đóng BHXH, nếu đóng BHXH 20 năm sẽ là 45% như hiện hành; đối với nữ là 15 năm và mức hưởng 45% như hiện hành.

Bà Thúy Anh cho rằng điều này phù hợp tờ trình và hồ sơ dự án luật khi giới hạn phạm vi sửa đổi lần này vẫn giữ nguyên công thức tính lương hưu.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phạm Đông

Cần rõ quan điểm về lương hưu của một số nhóm lao động

Theo bà Thúy Anh, việc điều chỉnh giảm thời gian tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí với mức tối thiểu là cần thiết. Từ đó khuyến khích người lao động có quá trình tham gia BHXH không liên tục bảo lưu thời gian, chờ nhận lương hưu khi đến tuổi quy định, tạo cơ hội giữ người lao động ở lại trong hệ thống BHXH.

"Cho dù trong trường hợp khi hưởng mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng BHXH tối thiểu sẽ khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài và đầy đủ. Nhưng với mức lương hưu hàng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng và trong thời gian hưởng lương hưu còn được Quỹ BHXH đóng bảo hiểm y tế, khi mất có chế độ tiền tuất thì sẽ góp phần bảo đảm tốt hơn cuộc sống khi về già của người lao động và nhiều người cao tuổi được hưởng lợi từ chính sách này", bà Thúy Anh nói.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, mặc dù đa số ý kiến trong Ủy ban Xã hội tán thành với loại ý kiến thứ nhất, song do còn ý kiến khác nhau và để có cơ sở vững chắc giúp Quốc hội xem xét, quyết định, đề nghị Chính phủ một số nội dung.

Thứ nhất, cần phải giải trình kỹ lưỡng, thuyết phục về khía cạnh chia sẻ của BHXH, khía cạnh kinh tế của vấn đề hay việc thay đổi quan điểm về mức sàn an sinh xã hội tối thiểu khi sửa đổi luật lần này.

Thứ hai, cần thể hiện rõ quan điểm về lương hưu của một số nhóm lao động (bán chuyên trách xã, thôn) sẽ hưởng mức lương hưu thấp hơn chuẩn nghèo, thì khi đó điều chỉnh để cao hơn không, dự báo về nguồn ngân sách sẽ chi trả?

Đặc biệt, cần làm tốt công tác tuyên truyền để người lao động, dư luận xã hội hiểu rõ và đồng thuận.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng day dứt

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là một thực trạng rất day dứt. Số người rút BHXH một lần thời gian qua lên đến 3,5 triệu người.

Thường vụ Quốc hội đồng ý cho "ý kiến lại với Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi)"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho ý kiến lại với dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) để hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình, từ đó trình Quốc hội dự án luật tốt nhất.

Ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần là rất thiệt thòi cho người lao động

VƯƠNG TRẦN |

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc rút bảo hiểm xã hội một lần là giải pháp tình thế, nhưng sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động. Họ sẽ rất thiệt thòi, khi rời khỏi hệ thống an sinh này.

Cựu Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn lĩnh 8,5 năm tù vì nhận hối lộ để "chạy án"

Vân Trường |

Bắc Giang - Vi Đức Ninh - cựu Viện trưởng Viện KSND huyện Lục Ngạn lĩnh án 8 năm 6 tháng tù do nhận hối lộ để "chạy án" ma tuý.

Cuối tuần sống chậm, tận hưởng mùa thu Sa Pa

Linh Boo |

Tháng 9, Sa Pa khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang vào độ thu hoạch, hài hòa với sắc xanh trong của bầu trời mùa thu.

Hà Nội nắng nóng giữa mùa thu, nhiệt độ ngoài trời vượt ngưỡng 43 độ C

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Hôm nay là ngày thứ tư liên tiếp, người dân Thủ đô trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè. Nhiệt độ ghi nhận ngoài trời lúc 13h30 ngày 22.9 vượt ngưỡng 43 độ C.

Một văn bản của Hà Nội có tới 5 sai sót phải đính chính

Lam Duy |

Theo tìm hiểu của Lao Động, nhiều lỗi sai sót phải đính chính trong văn bản của UBND TP Hà Nội liên quan đến các nghị định, quyết định của Chính phủ.

Hành trình hơn 20 năm gắn bó với trẻ em đặc biệt

PHONG LINH |

Tâm huyết với trẻ khuyết tật, cô Lê Hoàng Ngọc Khánh (giáo viên trường dạy trẻ Khuyết tật Cần Thơ) đã giúp nhiều em nhỏ vượt rào cản của bản thân để hòa nhập cộng đồng.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng day dứt

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là một thực trạng rất day dứt. Số người rút BHXH một lần thời gian qua lên đến 3,5 triệu người.

Thường vụ Quốc hội đồng ý cho "ý kiến lại với Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi)"

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho ý kiến lại với dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) để hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình, từ đó trình Quốc hội dự án luật tốt nhất.

Ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần là rất thiệt thòi cho người lao động

VƯƠNG TRẦN |

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc rút bảo hiểm xã hội một lần là giải pháp tình thế, nhưng sẽ để lại hệ lụy lâu dài cho người lao động. Họ sẽ rất thiệt thòi, khi rời khỏi hệ thống an sinh này.