Người có quá nửa đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp thì xin từ chức

Nhóm PV |

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa hoặc đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.

Quá nửa đại biểu Quốc hội đánh giá tín nhiệm thấp thì xin từ chức

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), tại kỳ họp thứ 5, chiều 30.5.

Trình bày tờ trình, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về đề xuất không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tính đến thời điểm khai mạc kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm.

Liên quan nội dung này, cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đang nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo như tờ trình là có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính nhân văn và phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Media Quốc hội
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Media Quốc hội

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị cần nêu rõ thời gian không điều hành công tác là từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.

Một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần lý giải rõ hơn về lý do không đưa một số chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, chẳng hạn như Thẩm phán TAND tối cao, thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Phó Trưởng ban của  HĐND, Hội thẩm TAND.

Về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bà Nguyễn Thị Thanh cho hay, dự thảo quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa hoặc đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì xin từ chức.

Trường hợp không xin từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND miễn nhiệm.

Người đồng thời giữ nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến cho rằng, việc bỏ phiếu tín nhiệm nên được xác định là một công đoạn trong quá trình xem xét kỷ luật đối với cán bộ là người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Bởi vì, theo dự thảo, các trường hợp được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND thường là do phát hiện có dấu hiệu sai phạm hoặc qua lấy phiếu tín nhiệm cho thấy người đó có mức độ tín nhiệm thấp.

Do đó, ý kiến này đề nghị trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có từ quá nửa tổng số đại biểu trở lên đánh giá không tín nhiệm thì cần áp dụng hình thức xử lý nghiêm khắc hơn - đó là Quốc hội, HĐND tiến hành bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị cách chức đối với người đó.

Nếu ai có phiếu tín nhiệm thấp từ 50% trở lên thì lập tức triển khai thủ tục bỏ phiếu

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) bày tỏ băn khoăn việc dùng từ "lấy phiếu tín nhiệm" hay "bỏ phiếu tín nhiệm". Đại biểu cho rằng, cần bàn kỹ vấn đề này để dùng từ cho phù hợp.

Về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm là các chức danh lãnh đạo quản lý trong bộ máy nhà nước, nhưng riêng Quốc hội không có chức danh lãnh đạo quản lý. Bởi, các chức danh ở Quốc hội mang tính chất điều phối, chủ trì, điều hoà hoạt động. Phải bàn cho kỹ nếu không lại trở thành hình thức.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Ảnh: Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Ảnh: Quốc hội

Về căn cứ lấy phiếu tín nhiệm, vấn đề này trên thực tiễn rất khó. Các đại biểu Quốc hội rất băn khoăn mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm. Căn cứ để lấy phiếu là gì, nếu chỉ theo dõi thông tin trên báo chí thì không đủ, căn cứ vào báo cáo của từng chức danh thì không có vì luật và nghị quyết này cũng không quy định, trước mỗi kỳ lấy phiếu tín nhiệm cũng không có báo cáo của các chức danh. Vậy, căn cứ vào đâu để chúng ta lấy phiếu tín nhiệm?

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu cho rằng, phải có điều hoặc khoản nào đó trong dự thảo Nghị quyết ghi rõ vấn đề này.

Ví dụ, sau khi Ban kiểm phiếu có kết quả, nếu ai có phiếu tín nhiệm thấp từ 50% trở lên thì trình luôn, lập tức triển khai thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, như vậy thì mới khẳng định được bản chất và ý nghĩa của việc lấy phiếu tín nhiệm.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu

Quế Chi (T/H) |

Điều 88, Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

Cho người có tín nhiệm thấp từ chức, không chờ hết nhiệm kì

Nhóm PV |

Tiếp tục Kì họp thứ 5, hôm nay (ngày 30.5), Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Nội dung này sẽ được thảo luận hội trường vào chiều ngày 9.6 và xem xét biểu quyết thông qua chiều ngày 23.6.

Hôm nay thảo luận việc lấy phiếu tín nhiệm người do Quốc hội bầu, phê chuẩn

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo nghị quyết quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.

Thí sinh 4.0 IELTS trở lên ở Nghệ An có cơ hội được tuyển thẳng vào lớp 10

QUANG ĐẠI |

Năm học 2023-2024, Nghệ An tuyển thẳng vào lớp 10 trường THPT chuyên Phan Bội Châu và các trường THPT hàng đầu những học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Vé đêm khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 đã được bán hết

Mai Hương |

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023 với chủ đề "Thế giới không khoảng cách" khai mạc vào lúc 20h tối 2.6.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt may áo dài để mặc đi họp ở nghị trường

Huyền Chi |

Tại kỳ họp Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh và nhiều nữ đại biểu khác đã chọn trang phục là áo dài ngũ thân.

Châu Á hứng chịu đợt nắng nóng cực độ, phá vỡ kỷ lục

Thanh Hà |

Các quốc gia khắp châu Á đã phải hứng chịu đợt nắng nóng cực độ, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ theo mùa trong toàn khu vực, làm dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng của khu vực với khí hậu thay đổi nhanh chóng.

Đội hình Man United trong mơ của Erik ten Hag ở mùa giải tới

Văn An |

Erik ten Hag có một mùa giải đầu tiên thành công tại Man United nhưng vẫn chuẩn bị đại tu đội hình trong kì chuyển nhượng Hè 2023 với ít nhất 4 tân binh.

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu

Quế Chi (T/H) |

Điều 88, Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

Cho người có tín nhiệm thấp từ chức, không chờ hết nhiệm kì

Nhóm PV |

Tiếp tục Kì họp thứ 5, hôm nay (ngày 30.5), Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Nội dung này sẽ được thảo luận hội trường vào chiều ngày 9.6 và xem xét biểu quyết thông qua chiều ngày 23.6.

Hôm nay thảo luận việc lấy phiếu tín nhiệm người do Quốc hội bầu, phê chuẩn

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo nghị quyết quy định người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức.