Làm rõ trường hợp cấp bách để tránh cảnh sát cơ động lạm quyền khi làm nhiệm vụ

NHÓM PV |

Cho ý kiến về dự án Luật Cảnh sát cơ động, đại biểu Quốc hội cho rằng cần làm rõ các trường hợp cấp bách nào cảnh sát cơ động được huy động người, phương tiện, thiết bị, người đang sử dụng điều khiển phương tiện, thiết bị để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ.

Làm rõ tính đặc thù của cảnh sát cơ động​

Sáng 26.5, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Phát biểu góp ý tại hội trường, ĐBQH Lại Văn Hoàn (Đoàn Thái Bình) đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục sửa đổi, bổ sung, làm rõ tính đặc thù của cảnh sát cơ động.

Trong đó cân nhắc bổ sung chức năng đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật của cảnh sát cơ động cho phù hợp với Luật Công an nhân dân và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ. Làm rõ vai trò chủ trì, phối hợp của cảnh sát cơ động với các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ.

Đại biểu Lại Văn Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình.
Đại biểu Lại Văn Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình.

Để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, đại biểu cho rằng cần làm rõ các trường hợp nào là trường hợp cấp bách theo Khoản 1, Điều 16, cảnh sát cơ động được huy động người, phương tiện, thiết bị, người đang sử dụng điều khiển phương tiện, thiết bị để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ.

Quy định rõ để tránh sự lạm quyền của người thi hành công vụ

Liên quan tới quy định việc huy động người, phương tiện, thiết bị (Điều 16) của dự thảo Luật, đại biểu Bế Minh Đức cho rằng, việc quy định trong một số trường hợp đặc biệt, được quy định người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng điều khiển thiết bị, phương tiện đó để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ là cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu Đức cho rằng cần phải cân nhắc, xem xét kỹ để đưa ra các quy định chặt chẽ về phạm vi và thẩm quyền về việc huy động nói trên.

Để tránh việc lạm dụng quyền trên một cách rộng rãi cũng như tránh xảy ra những hệ lụy không đáng có, đại biểu Bế Minh Đức nêu rõ, về phạm vi, trường hợp được huy động người và thiết bị dân sự bao gồm cả trường hợp trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại điểm d, khoản 3, Điều 9 là chưa hợp lý.

Đại biểu lý giải, vì hoạt động tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự là hoạt động thường xuyên, không mang tính cấp bách, nên quy định quyền huy động trong trường hợp này là không phù hợp.

Về thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, đại biểu cho rằng, quy định thẩm quyền như dự thảo Luật là quá rộng, vì có những người phục vụ lâu dài, có những người không phục vụ lâu dài trong lực lượng. Việc huy động ở đây là con người, là phương tiện, thiết bị dân sự, là tài sản của nhân dân, có những tài sản giá trị lớn, rủi ro bị thiệt hại khi huy động là có.

Trường hợp lạm dụng quyền huy động vì mục đích cá nhân thì việc xử lý hệ lụy sẽ rất phức tạp. Đại biểu đề nghị cần cân nhắc thêm nên quy định chỉ những trường hợp đặc biệt, thật sự cần thiết mới là phạm vi để cảnh sát cơ động có thể huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự.

Cần giới hạn người có thẩm quyền huy động khi thực hiện nhiệm vụ độc lập phải là những người phục vụ lâu dài trong lực lượng hoặc giữ cấp bậc, chức vụ nhất định.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn ĐBQH Hà Nội.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Đoàn ĐBQH Hà Nội.

ĐBQH Nguyễn Hữu Chính (Đoàn Hà Nội) cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ hơn quy định về trường hợp cấp bách được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự quy định tại Điều 16 dự thảo Luật.

Đại biểu cho rằng, đây là nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và quyền tài sản.

Cho nên cần có quy định chặt chẽ nội dung này hoặc sau khi luật được ban hành phải có văn bản hướng dẫn dưới luật, quy định như thế nào là trường hợp cấp bách để tránh sự lạm quyền của người thi hành công vụ, tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mặt khác giúp cảnh sát cơ động thuận tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ này.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật Cảnh sát cơ động

Vương Trần |

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Đề nghị làm rõ "biện pháp vũ trang" cảnh sát cơ động được thực hiện

Vương Trần |

Nhiều ý kiến thảo luận trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần cân nhắc quy định rõ "biện pháp vũ trang, sử dụng biện pháp vũ trang" của lực lượng cảnh sát cơ động.

Trao quyền cho cảnh sát cơ động ngăn chặn phương tiện bay không người lái

Bích Hà |

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, nếu cảnh sát cơ động không được quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện này, mà chờ lực lượng khác thì có thể hậu quả về nhiều mặt.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật Cảnh sát cơ động

Vương Trần |

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Đề nghị làm rõ "biện pháp vũ trang" cảnh sát cơ động được thực hiện

Vương Trần |

Nhiều ý kiến thảo luận trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần cân nhắc quy định rõ "biện pháp vũ trang, sử dụng biện pháp vũ trang" của lực lượng cảnh sát cơ động.

Trao quyền cho cảnh sát cơ động ngăn chặn phương tiện bay không người lái

Bích Hà |

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, nếu cảnh sát cơ động không được quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện này, mà chờ lực lượng khác thì có thể hậu quả về nhiều mặt.