Đề nghị làm rõ "biện pháp vũ trang" cảnh sát cơ động được thực hiện

Vương Trần |

Nhiều ý kiến thảo luận trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần cân nhắc quy định rõ "biện pháp vũ trang, sử dụng biện pháp vũ trang" của lực lượng cảnh sát cơ động.

Làm rõ "biện pháp vũ trang"

Sáng nay (15.2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 8, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp thứ hai có ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc quy định “biện pháp vũ trang” và sự cần thiết quy định điều này.

Thường trực Ủy ban cho rằng, “biện pháp vũ trang” là một trong 7 biện pháp cơ bản bảo vệ an ninh quốc gia quy định tại Điều 15 Luật An ninh quốc gia và đã được quy định tại khoản 14 Điều 16 (Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân) Luật Công an nhân dân năm 2018; Luật Công an nhân dân cũng đã quy định cụ thể các đối tượng phục vụ trong Công an nhân dân. Vì vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bỏ điều này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: QH
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: QH

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, tại các luật nói trên chưa có quy định cụ thể về "biện pháp vũ trang" và các văn bản dưới luật cũng chưa thấy quy định thế nào là "biện pháp vũ trang". Do đó, ông đề nghị cần rà soát lại.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật góp ý, dự thảo luật có 5 lần xuất hiện "biện pháp vũ trang" nhưng nội hàm lại không rõ, mà chắc chắn khi áp dụng biện pháp này thì liên quan rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nên cần quy định rõ để cảnh sát cơ động yên tâm thực hiện nhiệm vụ, tránh lạm dụng quyền hạn.

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, với cảnh sát cơ động, biện pháp vũ trang là biện pháp đặc biệt. Vì đây là lực lượng tinh nhuệ nên cần nói cho rõ. "Biện pháp vũ trang là gì? Sử dụng biện pháp này của cảnh sát cơ động như thế nào" - ông Định đặt câu hỏi.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nên có giải thích từ ngữ đầy đủ để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Những gì đã có quy định nhưng mới là nguyên tắc thì nên cụ thể hoá trong luật này cho dễ thực hiện, để luật ban hành là thực hiện được ngay.

Điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần cân nhắc quy định rõ biện pháp vũ trang, sử dụng biện pháp vũ trang. Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau về nội hàm, cần thiết tổ chức xin ý kiến chuyên gia nhà khoa học, hội thảo riêng về khái niệm này để quy định cho chính xác.

Quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát cơ động

Cũng tại phiên họp, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn băn khoăn về quy định cảnh sát cơ động được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp khủng bố, theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, việc quy định quyền hạn cho cảnh sát cơ động "được vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân để giải cứu con tin, trấn áp khủng bố" cần được quy định ở các trường hợp cụ thể, tuân thủ theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: QH
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: QH

Phó Chủ tịch Trần Quang Phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định rõ hơn để tránh lạm quyền, trong đó có quy định cảnh sát cơ động được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan.

Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự án Luật Cảnh sát cơ động sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luận tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5.2022).

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc tết Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Phạm Đông |

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 27.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác của Quốc hội đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác ứng trực của lực lượng Cảnh sát cơ động tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Trao quyền cho cảnh sát cơ động ngăn chặn phương tiện bay không người lái

Bích Hà |

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, nếu cảnh sát cơ động không được quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện này, mà chờ lực lượng khác thì có thể hậu quả về nhiều mặt.

Đại biểu QH tranh luận có nên trang bị tàu bay, tàu biển cho cảnh sát cơ động

Vương Trần - Phạm Đông |

Thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu các quan điểm tranh luận liên quan tới việc có nên trang bị tàu bay, tàu biển cho cảnh sát cơ động.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc tết Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Phạm Đông |

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sáng 27.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác của Quốc hội đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác ứng trực của lực lượng Cảnh sát cơ động tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Trao quyền cho cảnh sát cơ động ngăn chặn phương tiện bay không người lái

Bích Hà |

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, nếu cảnh sát cơ động không được quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện này, mà chờ lực lượng khác thì có thể hậu quả về nhiều mặt.

Đại biểu QH tranh luận có nên trang bị tàu bay, tàu biển cho cảnh sát cơ động

Vương Trần - Phạm Đông |

Thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động, nhiều đại biểu Quốc hội đã nêu các quan điểm tranh luận liên quan tới việc có nên trang bị tàu bay, tàu biển cho cảnh sát cơ động.