Ký kết chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 29.8, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức hội nghị ký kết Chương trình phối hợp và làm việc về tiến độ thực hiện dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Nội dung làm việc về tiến độ chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Công đoàn và ký kết chương trình phối hợp giữa hai cơ quan, giai đoạn 2023-2026.

Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Cùng dự hội nghị có các Thường trực, Ủy viên Ủy ban Xã hội, lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội có vị trí, chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có những sứ mệnh chung.

Trong đó, các mối liên hệ, tương hỗ với nhau rất lớn như đều thực hiện chức năng đại diện, đều hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại buổi lễ. Ảnh: LP
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang tại buổi lễ. Ảnh: LP

Trong các nhiệm kỳ qua, Ủy ban Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn có sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm trong quá trình xây dựng, tuyên truyền, vận động, thực thi chính sách, pháp luật, lắng nghe, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động và tổ chức công đoàn về lĩnh vực của ủy ban.

Sự hợp tác chặt chẽ ở tất cả các cấp độ từ Đoàn Chủ tịch, Ban chấp hành, các ban của Tổng Liên đoàn Lao động, Ủy ban, Thường trực Ủy ban, vụ chuyên môn giúp việc.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan trong giai đoạn vừa qua đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thông qua việc trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động chung.

Từ đó, phát huy sự tham gia, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tăng tính phản biện khoa học về chính sách, pháp luật trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Phạm Đông

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh, thời gian tới, nhiệm vụ lập pháp, giám sát, tham gia quản lý nhà nước, tham gia giám sát, phản biện rất nặng nề.

Trong đó người lao động luôn là đối tượng tác động của chính sách, đòi hỏi hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa, như việc xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi)..., giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến người lao động...

Đặc biệt, hai bên cùng có một nhiệm vụ chung là xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Với tư cách là cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật này, việc này nhằm thể chế hóa Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng liên quan vấn đề tổ chức, bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản của Công đoàn và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Các đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông
Các đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Phạm Đông

Nhằm kế thừa, tiếp tục phát huy truyền thống hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa hai cơ quan, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao và được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa Ủy ban Xã hội của Quốc hội với Tông Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2023–2026.

Chương trình phối hợp nhằm mục đích tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa Tổng Liên đoàn và Ủy ban Xã hội của Quốc hội góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của hai cơ quan.

Đẩy mạnh trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nghiệp vụ nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, giám sát việc thực hiện các vấn đề liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn.

Đồng thời phát huy sự tham gia, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tăng tính phản biện khoa học về chính sách, pháp luật trong việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Luật Công đoàn sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7

NHÓM PV |

Sáng 2.6, với 446/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 90,28% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Sửa Luật Công đoàn: Nâng cao hiệu quả, thu hút người lao động tham gia

PHẠM ĐÔNG |

Việc sửa Luật Công đoàn góp phần thúc đẩy Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, người lao động ngày càng lớn mạnh. Từ đó thu hút đông đảo người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam.

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự kiến, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vụ thông thầu tại Sở Y tế Quảng Ninh

Việt Dũng |

Cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nhân viên thông đồng với một số cán bộ Sở Y tế, dùng "quân xanh" để trúng 6 gói thầu tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh, gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng ngân sách Nhà nước.

Cận cảnh công trường sân bay Long Thành trước giờ khởi công 2 gói thầu khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hai gói thầu lớn nhất của dự án sân bay Long Thành gồm gói 5.10 - thi công nhà ga hành khách trị giá 35.000 tỉ đồng và gói thầu 4.6 – thi công đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay trị giá 7.308 tỉ đồng, sẽ được khởi công vào chiều ngày 31.8. Tuy nhiên, từ nhiều ngày nay đại công trường này đã trở nên tấp nập với hàng đoàn xe tải, xe múc tấp nập thi công các hạng mục khác để phục vụ cho việc thi công 2 gói thầu lớn sắp tới.

Điều tra dấu hiệu tội phạm nhóm Bông hồng đen lấy máu học sinh Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Tối 30.8, Công an quận Đồ Sơn (Hải Phòng) cho biết, đơn vị đang điều tra dấu hiệu tội phạm của nhóm Bông hồng đen.

Nữ rapper đình đám Hàn Quốc vỗ tay khen hết lời khi ăn phở Hà Nội

Ninh Phương |

Nữ rapper đình đám Jessi liên tục dành lời khen cho những món ăn truyền thống của Việt Nam như phở bò hay bánh mì.

Phạt kế toán Novaland 100 triệu đồng vì bán chui cổ phiếu

Đức Mạnh |

Ông Huỳnh Minh Lâm - Kế toán trưởng Novaland - đã bán 603.790 cổ phiếu NVL vào ngày 28.7.2023 nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Luật Công đoàn sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7

NHÓM PV |

Sáng 2.6, với 446/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 90,28% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Sửa Luật Công đoàn: Nâng cao hiệu quả, thu hút người lao động tham gia

PHẠM ĐÔNG |

Việc sửa Luật Công đoàn góp phần thúc đẩy Công đoàn Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, người lao động ngày càng lớn mạnh. Từ đó thu hút đông đảo người lao động và các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam.

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

PHẠM ĐÔNG |

Theo dự kiến, dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8.