Luật Công đoàn sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7

NHÓM PV |

Sáng 2.6, với 446/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 90,28% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, quyết nghị trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5.2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023) các dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Kết quả biểu quyết điện tử. Ảnh: Phạm Đông
Kết quả biểu quyết điện tử. Ảnh: Phạm Đông

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024) sẽ trình Quốc hội thông qua 9 luật, 1 nghị quyết gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Kỳ họp này cũng trình Quốc hội cho ý kiến 9 dự án luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024), trình Quốc hội thông qua 9 luật gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân;

Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Kỳ họp này cũng trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật gồm: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Phạm Đông

Cũng trong phiên họp sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã có giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Về dự án Luật Chuyển đổi giới tính, ông Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, bản dạng giới là vấn đề phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cả về mặt khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta cũng như truyền thống văn hóa, nhận thức xã hội…

Trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, để bảo đảm tính thống nhất với các luật hiện hành có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội cho giữ phạm vi điều chỉnh của Luật như hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Trong quá trình thi hành Luật sau này sẽ tiến hành sơ kết, tổng kết, xem xét việc sửa đổi, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật khi đáp ứng đủ điều kiện.

Về tiến độ trình dự án Luật, do chuyển đổi giới tính là vấn đề mới và khó, nội dung điều chỉnh tác động đến nhiều khía cạnh xã hội, liên quan tới nhiều văn bản luật khác, cần có sự nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, đề nghị Quốc hội cho giữ tiến độ trình dự án Luật này tại kỳ họp thứ 8 như đã đề xuất để có thêm thời gian chuẩn bị.

Về đề nghị sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của đại biểu Quốc hội cần khẩn trương sửa đổi Luật này để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và bảo đảm đồng bộ với các quy định có liên quan của Luật Khám bệnh, chữa bệnh mới được Quốc hội thông qua.

Chính phủ đã lập đề nghị xây dựng Luật và đề xuất đưa vào Chương trình năm 2022 nhưng tại phiên họp thứ 10 (tháng 4.2022), qua xem xét Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, nhiều nội dung chính sách của dự án Luật cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để bảo đảm tính khả thi nên đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị lại hồ sơ.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi luật để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào chương trình.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội xem xét sửa Luật Căn cước công dân với nhiều điểm mới

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên họp hôm nay, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Giảm thuế VAT trong 6 tháng để giải quyết khó khăn tức thời

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc giảm thuế VAT trong 6 tháng như tờ trình của Chính phủ cũng chỉ có tác dụng kích cầu tiêu dùng, giải quyết khó khăn một cách tức thời.

Sợi dây kinh nghiệm dài sẽ làm nhân dân mất niềm tin với cơ quan công quyền

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải, chúng ta cũng đang lãng phí niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền trong giải quyết công việc để phục vụ nhân dân. Những tồn tại này, với những sợi dây kinh nghiệm thì nhân dân sẽ mất niềm tin vào cơ quan công quyền.  

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng thông tin việc đặc cách cho thí sinh bị ngạt trong ô tô

Băng Tâm |

Ngày 3.6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hải Phòng thông tin về trường hợp xét vào lớp 10 của học sinh P.N.K (sinh năm 2008) không may bị ngạt khí trong xe ô tô ngày 2.6.

Phép màu kinh tế Việt Nam

THANH HÀ |

Việt Nam có vị trí độc nhất vô nhị trên bản đồ thế giới, đặc biệt là trên bản đồ địa chính trị, là đất nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hiếm có và điểm sáng tăng trưởng qua các năm. Dự kiến đến 2050, Việt Nam sẽ có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ kinh tế lớn nhất, Eurasia Review nhận định.

Vụ đốt xăng 7 người nghi vì ghen, các nạn nhân nhập viện bị bỏng nặng

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Liên quan đến vụ nghi vì ghen tuông, một người đàn ông đã dùng xăng đốt khiến 7 người nhập viện do bỏng nặng, nguy kịch.

Khiển trách Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn Ngô Hoàng Nam

Xuân Nhàn |

Tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Định ngày 3.6, cơ quan này đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Ngô Hoàng Nam, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10, áp lực vô hình từ nhiều phía dành cho các sĩ tử

NHÓM PV |

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là cột mốc quan trọng và là thách thức đối với các sĩ tử. Gánh nặng không chỉ đến từ cạnh tranh gay gắt mà còn đến từ phía gia đình và xã hội tạo thành áp lực vô hình cho các sĩ tử.

Quốc hội xem xét sửa Luật Căn cước công dân với nhiều điểm mới

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên họp hôm nay, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Giảm thuế VAT trong 6 tháng để giải quyết khó khăn tức thời

NHÓM PV |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc giảm thuế VAT trong 6 tháng như tờ trình của Chính phủ cũng chỉ có tác dụng kích cầu tiêu dùng, giải quyết khó khăn một cách tức thời.

Sợi dây kinh nghiệm dài sẽ làm nhân dân mất niềm tin với cơ quan công quyền

NHÓM PV |

Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải, chúng ta cũng đang lãng phí niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền trong giải quyết công việc để phục vụ nhân dân. Những tồn tại này, với những sợi dây kinh nghiệm thì nhân dân sẽ mất niềm tin vào cơ quan công quyền.