Hoàn thiện dự án Luật Đất đai trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường

PHẠM ĐÔNG |

Bộ KH&ĐT tham mưu, kiến nghị với Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để rà soát, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự án Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng... bảo đảm tiến độ, chất lượng trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường đầu năm 2024.

Sáng 6.12, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết, trong nước, kinh tế phục hồi ngày càng tích cực hơn, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế.

Qua đó, đã mở ra những thời cơ, cơ hội thuận lợi mới, để nước ta tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, tranh thủ được sự dịch chuyển đầu tư, chuỗi cung ứng, các xu thế phát triển lớn toàn cầu về kinh tế số, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tài chính xanh…

Các đối tác, tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng và điều hành vĩ mô của nước ta.

Cùng với đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Sản xuất công nghiệp tháng sau tích cực hơn tháng trước; tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực hơn.

Ngoài ra, công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung giải quyết; quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Bộ KH&ĐT cho biết, tháng 11, các tổ chức quốc tế, định chế tài chính lớn đưa ra nhiều dự báo trái chiều về triển vọng kinh tế thế giới, các nước lớn trong quý IV/2023 và năm 2024. Điều này cho thấy tình hình thế giới, khu vực thời gian tới dự báo có chuyển biến, nhưng tiếp tục diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nền kinh tế nước ta tiếp tục chịu "tác động kép" từ yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại nhiều năm.

Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT tham mưu, kiến nghị với Chính phủ một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tổ chức triển khai nhanh, hiệu quả các Luật, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2024... đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để rà soát, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự án Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, các nghị quyết, bảo đảm tiến độ, chất lượng trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường đầu năm 2024.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện quyết liệt, tổng thể và đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, các ngành, lĩnh vực.

Bám sát tình hình, diễn biến cung-cầu hàng hóa thiết yếu trong nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024.

Làm tốt công tác chuẩn bị, bảo đảm chăm lo, hỗ trợ tốt cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động, người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong dịp giáp hạt đầu năm và Tết Nguyên đán.

Thứ ba, tổ chức triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, chất lượng các đề án, nhiệm vụ, công việc được giao có thời hạn hoàn thành trong năm 2023 theo chủ trương của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư, tiếp tục thúc đẩy các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tranh thủ cơ hội từ nhu cầu tiêu dùng trong nước dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024, xu hướng phục hồi của các thị trường xuất khẩu.

Cùng với những giải pháp trên, theo Bộ KH&ĐT, cũng cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như: Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, bảo đảm đời sống người dân.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế TPHCM tăng trưởng 5,81% năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Năm 2023, tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP của TPHCM tăng 5,81%, thấp hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm là từ 7,5 đến 8%.

Văn bản ban hành không phù hợp, chưa đi vào cuộc sống thì điều chỉnh ngay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cách tiếp cận là không ngại, không sợ việc quy định vừa ban hành đã sửa đổi. Nếu văn bản ban hành mà không phù hợp, chưa đi vào cuộc sống hoặc ban hành xong mà tình hình thay đổi thì điều chỉnh ngay.

Lùi thông qua Luật Đất đai sửa đổi, cấp thiết nhưng không thể vội vàng

Tuyết Lan (thực hiện) |

Dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6. Trong khi đó, thị trường bất động sản khó khăn, nhiều doanh nghiệp “thoi thóp” chờ gỡ vướng về mặt pháp lý khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua. Thông qua Luật Đất đai sửa đổi là việc vô cùng cấp thiết nhưng không thể vội vàng để tránh hệ luỵ.

Quốc hội chốt chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6

Vương Trần - Phạm Đông |

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chưa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV mà sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.

Chưa thông qua Luật Đất đai là cần thiết

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và Quốc hội đồng tình chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo các chuyên gia, việc này là cần thiết để thống nhất lại các vấn đề còn thiết kế nhiều phương án.

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái hoặc thuộc sân sau của tập đoàn, dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng.

Lý do 8 dự án môi trường 15.000 tỉ đồng của Hà Nội chậm tiến độ

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong đã nêu nguyên nhân 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải ở Hà Nội với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỉ đồng chậm tiến độ.

Hãng Phim truyện Việt Nam đóng cửa, trụ sở bỏ hoang, nghệ sĩ chạy Grab kiếm sống

Minh Hạnh |

Thành lập từ năm 1953, Hãng Phim truyện Việt Nam được coi là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng. Tuy nhiên, từ sau khi cổ phần hóa đến nay, người lao động không có việc làm, trụ sở đổ nát, nhiều tài sản nghệ thuật vô giá không được bảo quản.

Kinh tế TPHCM tăng trưởng 5,81% năm 2023

MINH QUÂN |

TPHCM - Năm 2023, tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP của TPHCM tăng 5,81%, thấp hơn mục tiêu đặt ra từ đầu năm là từ 7,5 đến 8%.

Văn bản ban hành không phù hợp, chưa đi vào cuộc sống thì điều chỉnh ngay

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cách tiếp cận là không ngại, không sợ việc quy định vừa ban hành đã sửa đổi. Nếu văn bản ban hành mà không phù hợp, chưa đi vào cuộc sống hoặc ban hành xong mà tình hình thay đổi thì điều chỉnh ngay.

Lùi thông qua Luật Đất đai sửa đổi, cấp thiết nhưng không thể vội vàng

Tuyết Lan (thực hiện) |

Dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6. Trong khi đó, thị trường bất động sản khó khăn, nhiều doanh nghiệp “thoi thóp” chờ gỡ vướng về mặt pháp lý khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua. Thông qua Luật Đất đai sửa đổi là việc vô cùng cấp thiết nhưng không thể vội vàng để tránh hệ luỵ.

Quốc hội chốt chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6

Vương Trần - Phạm Đông |

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chưa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV mà sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.

Chưa thông qua Luật Đất đai là cần thiết

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và Quốc hội đồng tình chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo các chuyên gia, việc này là cần thiết để thống nhất lại các vấn đề còn thiết kế nhiều phương án.