Nhiều hồ sơ được VietABank cho vay chưa đúng quy định

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong lúc cơ quan chức năng chỉ ra nhiều vi phạm của ngân hàng khi kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng, hơn 96% nợ xấu của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) là nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, đại diện VietABank cho biết ngân hàng đã trích lập quỹ dự phòng theo đúng quy định.

Loạt sai phạm tại 14 hồ sơ vay vốn

Như Lao Động thông tin, vào đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) có 3 giao dịch tín dụng với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC (Công ty HSTC).

Trong đó, có 2 giao dịch được đăng ký ngày 26.1.2022 và 1 giao dịch đăng ký ngày 7.2.2022 trên hệ thống của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp).

Tuy nhiên, tài sản bảo đảm cho các giao dịch tín dụng này là Dự án Khu chức năng đô thị La Phù tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Xác nhận với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã La Phù cho biết, đến thời điểm cuối tháng 11.2023, dự án này vẫn chưa có đủ các điều kiện về mặt pháp lý.

Đáng nói trước đó, giữa năm 2023, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều vi phạm khi kiểm tra 14 hồ sơ cấp tín dụng trong giai đoạn 2013 - 2017 của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank).

Kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy, VietABank thẩm định, phê duyệt cho vay khi dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án (với khoản vay của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC).

Thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác (gồm 2 khách hàng: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Hưng Thịnh Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư PHD).

Thu thập không đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (với khoản vay của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC).

Vi phạm cấp tín dụng của VietABank diễn ra ở một loạt doanh nghiệp. Ảnh: Nhóm phóng viên
Vi phạm cấp tín dụng của VietABank diễn ra ở một loạt doanh nghiệp. Ảnh: Nhóm phóng viên

Ngân hàng này còn bị chỉ ra đã phân loại nợ chưa đúng quy định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định về nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro (gồm 2 khách hàng: Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển nhà Vicoland, Công ty Cổ phần Điện Bình Thủy Lâm Đồng); cơ cấu nợ không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (Công ty Cổ phần đầu tư Toàn cầu).

Ngoài ra, VietABank còn cho khách hàng vay góp vốn theo các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh với chủ đầu tư dự án, bản chất là giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, trong khi các dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn; các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định của Chính phủ và vi phạm quy định về điều kiện vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.

VietABank bị cơ quan chức năng chỉ ra vi phạm cấp tín dụng cho nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Nhóm PV.
VietABank bị cơ quan chức năng chỉ ra vi phạm cấp tín dụng cho nhiều doanh nghiệp, trong ảnh là quảng cáo sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng này. Ảnh: Chụp màn hình

Trích lập quỹ dự phòng cho loạt nợ xấu 

Ngân hàng TMCP Việt Á được thành lập vào ngày 4.7.2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Cập nhật đến cuối tháng 6.2023, vốn điều lệ ngân hàng VietABank đạt 5.399 tỉ đồng.

Trong báo cáo tài chính quý III/2023, VietABank ghi nhận thu nhập lãi thuần 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1.020 tỉ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ. Đồng thời, doanh nghiệp báo lãi sau thuế xấp xỉ 484 tỉ đồng, giảm 26% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Tại ngày 30.9.2023, tổng tài sản VietABank đạt 104.023 tỉ đồng, giảm nhẹ 1% sau 9 tháng. Trong đó, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác đạt 11.834 tỉ đồng, giảm 46%; tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh 77%, về còn 4.923 tỉ đồng.

Ở chiều ngược lại, tiền gửi khách hàng tại VietABank tăng đến 25% so với đầu năm, lên mức 87.658 tỉ đồng; cho vay khách hàng đạt 66.736 tỉ đồng, đạt mức tăng 7%.

Điều gây lo ngại là chất lượng nợ vay của VietABank có chiều hướng đi lùi, khi tổng nợ xấu tính đến cuối tháng 9.2023 đạt gần 1.130 tỉ đồng, tăng 18% sau 9 tháng.

Gây chú ý là hơn 96% nợ xấu của VietABank là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5), chiếm 1.087 tỉ đồng. So với tổng dư nợ, tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tại ngân hàng tăng từ mức 1,53% đầu năm lên 1,69%.

Tuy nhiên, đại diện VietABank cho biết, ngân hàng đã trích lập quỹ dự phòng đầy đủ theo đúng quy định.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ điểm tên dự án vay vốn khi chưa đủ hồ sơ pháp lý

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra đã phê duyệt cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC vay vốn khi dự án chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Đại diện Viện Kiểm sát nói về trách nhiệm của VietABank

Việt Dũng |

Hà Nội - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội cho rằng, bản chất Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt tiền của ngân hàng, chứ không phải các đồng sở hữu.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Tranh luận về tội lừa đảo của 2 cán bộ VietABank

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong khi siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành thừa nhận cáo buộc chiếm đoạt 433 tỉ đồng, nhiều bị cáo xin giảm nhẹ, trong đó Quản Trọng Đức và Đặng Thị Quỳnh Hương kêu oan.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Đại diện VietABank né tránh nhiều câu hỏi của luật sư

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong nhiều khoản Nguyễn Thị Hà Thành vay rồi chiếm đoạt tiền của VietABank (VAB) có những hợp đồng trên 20 tỉ cần phải Hội Sở duyệt.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Thanh tra Chính phủ điểm tên dự án vay vốn khi chưa đủ hồ sơ pháp lý

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra đã phê duyệt cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại HSTC vay vốn khi dự án chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Đại diện Viện Kiểm sát nói về trách nhiệm của VietABank

Việt Dũng |

Hà Nội - Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội cho rằng, bản chất Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt tiền của ngân hàng, chứ không phải các đồng sở hữu.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Tranh luận về tội lừa đảo của 2 cán bộ VietABank

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong khi siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành thừa nhận cáo buộc chiếm đoạt 433 tỉ đồng, nhiều bị cáo xin giảm nhẹ, trong đó Quản Trọng Đức và Đặng Thị Quỳnh Hương kêu oan.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Đại diện VietABank né tránh nhiều câu hỏi của luật sư

Việt Dũng |

Hà Nội - Trong nhiều khoản Nguyễn Thị Hà Thành vay rồi chiếm đoạt tiền của VietABank (VAB) có những hợp đồng trên 20 tỉ cần phải Hội Sở duyệt.