Hà Nội dành hơn 4.100 tỉ đồng cho 4 dự án thu gom, xử lý nước thải

PHẠM ĐÔNG |

Trong phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công, TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 4 dự án thu gom, xử lý nước thải với tổng mức đầu tư là 4.156 tỉ đồng.

HĐND TP Hà Nội cuối tuần qua vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP Hà Nội.

HĐND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư của 30 dự án, tổng mức đầu tư 15.085 tỉ đồng; Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư của 4 dự án với tổng mức đầu tư là 12.446 tỉ đồng.

Ngày 25.9, tìm hiểu của Lao Động cho thấy, trong lĩnh vực y tế, dân số và gia đình, nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 sau điều chỉnh là 7.754,1 tỉ đồng, trong đó kế hoạch vốn chưa phân bố là 1.270 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, phê duyệt chủ trương đầu tư cho 3 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư 1.456,9 tỉ đồng, nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 là 570 tỉ đồng.

Cụ thể, dự án xây dựng Bệnh viện Thận Hà Nội cơ sở 2 giai đoạn 2023-2026 có năng lực thiết kế 250 giường, tổng mức đầu tư là hơn 748 tỉ đồng.

Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng (giai đoạn 1) giai đoạn 2024-2027 tại vị trí mới có quy mô 210 giường (hiện có 290 giường) có tổng mức đầu tư là hơn 504 tỉ đồng.

Dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ giai đoạn 2024-2026 có quy mô 210 giường, tổng mức đầu tư là hơn 204 tỉ đồng.

Với lĩnh vực môi trường, nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 sau điều chỉnh là 11.706,1 tỉ đồng, trong đó kế hoạch vốn chưa phân bổ là 1.441,9 tỉ đồng.

Cụ thể, phê duyệt chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư là 4.156 tỉ đồng, nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 là 2.536 tỉ đồng.

Trong đó, 2 dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 với nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 là 1.836 tỉ đồng; 2 dự án với nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 là 700 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, quận Hà Đông giai đoạn 2024-2027 có tổng mức đầu tư 740 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây, thị xã Sơn Tây có tổng mức đầu tư hơn 501 tỉ đồng.

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực tả sông Nhuệ - giai đoạn 1 là hơn 1.476 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ có tổng mức đầu tư là 1.438 tỉ đồng.

Với lĩnh vực thủy lợi, nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 sau điều chỉnh là 5.099,4 tỉ đồng, đã phân bổ hết cho các dự án.

Đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư cho 1 dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 (dự án đầu tư xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư là 3.947,1 tỉ đồng, nhu cầu kế hoạch vốn trung hạn 5 năm 2021-2025 là 1.000 tỉ đồng.

Đây là dự án nhóm A duy nhất được đề xuất và thông qua chủ trương đầu tư trong tờ trình lần này. Thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030.

Hà Nội dành gần 900 tỉ đồng cải tạo 3 công viên

Trong danh mục các công trình công cộng đô thị được phê duyệt chủ trương đầu tư có dự án cải tạo, nâng cấp 3 công viên: Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo.

Trong đó, Hà Nội dành hơn 408 tỉ đồng để cải tạo Công viên Thống Nhất, gần 330 tỉ đồng để cải tạo Công viên Thủ Lệ và gần 149 tỉ đồng để cải tạo Công viên Bách Thảo. Tổng số vốn dùng để cải tạo các công viên này là 886,4 tỉ đồng.

Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố. Thời gian thực hiện trong các năm 2024-2026.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội đề xuất thu phí sử dụng 1.900 đồng cho 1km đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội dự kiến đưa vào khai thác năm 2027, mức thu phí cơ sở được đề xuất là 1.900 đồng/xe/km (dưới 9 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn) để đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Hà Nội muốn xóa sổ chăn nuôi trên địa bàn Gia Lâm

Cẩm Hà |

Trong lộ trình đưa huyện Gia Lâm lên quận, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu chấm dứt không còn chăn nuôi trên địa bàn này vào năm 2030.

Hà Nội chính thức thông qua nghị quyết thành lập quận Gia Lâm

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 22.9, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 26.9: Bắn súng không có huy chương

NHÓM PV |

Trong ngày thi đấu chính thức thứ ba (26.9) của ASIAD 19, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ thi đấu ở 11 môn.

Người dân mang theo dây xích, ổ khóa xe máy khi đến công viên ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Do công viên không có bãi giữ xe, nhiều người dân khi đến vui chơi, tập thể dục phải đậu xe máy trên vỉa hè, dưới lòng đường và mang theo dây xích, ổ khóa đề phòng mất trộm.

Ấn Độ phát hiện nguyên tố bất ngờ trên Mặt trăng

Anh Vũ |

Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã phát hiện một yếu tố hoá học đầy bất ngờ trên Mặt trăng.

Xuân Thiện Thanh Hóa chưa chứng minh tài chính đã đề nghị làm điện áp mái

Xuân Hùng |

Cho đến hôm nay (26.9), UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định chưa cho phép Công ty cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Công ty cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 3 có trụ sở tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa (đều thuộc Xuân Thiện Thanh Hóa của Tập đoàn Xuân Thiện) điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án chăn nuôi lợn công nghệ cao trên địa bàn, trong đó có việc lắp đặt hệ thống điện áp mái.

Thiếu quy chuẩn, nỗi lo cháy nổ đè nặng các nhà trọ cho thuê

THU GIANG |

Nhiều khu nhà trọ nằm khuất sâu trong ngõ hẻm gần các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội đang thu hút một lượng lớn sinh viên đến thuê. Có mức giá thuê từ 1,6 đến 4 triệu đồng/phòng nhưng gần như các khu nhà trọ tại đây chưa được chủ đầu tư lắp đặt hệ thống cảnh báo, thiết bị phòng cháy, chữa cháy (PCCC).

Hà Nội đề xuất thu phí sử dụng 1.900 đồng cho 1km đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội dự kiến đưa vào khai thác năm 2027, mức thu phí cơ sở được đề xuất là 1.900 đồng/xe/km (dưới 9 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn) để đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Hà Nội muốn xóa sổ chăn nuôi trên địa bàn Gia Lâm

Cẩm Hà |

Trong lộ trình đưa huyện Gia Lâm lên quận, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu chấm dứt không còn chăn nuôi trên địa bàn này vào năm 2030.

Hà Nội chính thức thông qua nghị quyết thành lập quận Gia Lâm

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 22.9, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.